Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Me con Phuong Anh nhu ban be tri ky

DuLichDoSon.net | anti netcut 3.0 | video controller vga compatible | driver | VGA Driver | standard vga graphics adapter |

- Hai mẹ con Phương Anh "Got Talent" giống như hai người bạn tri kỷ. Mẹ không thể đi cùng Phương Anh suốt cuộc đời nên dặn con luôn phải cố gắng.

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ


Cô bé khiến Thành Lộc nhảy, Thuý Hạnh nhảy, khán giả nhảy và "lôi" cả vị giám khảo khó tính Huy Tuấn nhún nhảy theo giai điệu của Let's dance và dễ dàng đi tiếp vào vòng trong của cuộc thi Vietnam's Got Talent đó là Nguyễn Phương Anh. Những ấn tượng Phương Anh để lại vô cùng đặc biệt...


Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Hồi bé Phương Anh thường được gọi là "búp bê" vì bạn ấy nhỏ xíu (Nguồn ảnh: Kiến thức gia đình)

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Phương Anh đáng yêu (Nguồn ảnh: Giáo dục thời đại)
Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
(Nguồn ảnh: Kiến thức gia đình)

Sinh ra với chứng bệnh éo le có tên "xương thuỷ tinh" (một chứng bệnh khiến cho xương rất dễ vỡ), Phương Anh không được vận động nhiều. Hồi nhỏ Phương Anh đã gãy xương nhiều đến nỗi bố mẹ thành thạo cả cách bó bột cho con gái.

Khi Phương Anh học Trường tiểu học Trần Quốc Toản (Hà Nội), 5 năm đi học mà cô bạn liên tục lập kỷ lục... gãy chân, bó bột tận... 17 lần. Dần dần, Phương Anh chuyển sang đi bằng tay, dùng hai chiếc ghế nhỏ để di chuyển và cuối cùng là đi xe lăn.

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Phát thanh viên nhỏ tuổi nhất của Đài tiếng nói Việt Nam (Theo Nghị lực sống online tháng 12/2006)

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Ngoài cuộc sống Phương Anh là cô gái tự tin nhưng cũng rất khiêm tốn khi nói về mình.(Ảnh Văn Chung)

Ở nhà, ngoài những việc cá nhân, Phương Anh không thể làm gì khác. Mọi đồ đạc trong nhà đều được thiết kế thấp để vừa tầm với của cô nàng tí hon. Phương Anh kể: "Mỗi lần lên bậc cầu thang, cô đều phải đi bằng tay chậm rãi, chắc từng bước".

Phương Anh rất thích xem phim, nghe nhạc nước ngoài, cô bạn học khá nhất môn tiếng Anh. Mẹ của Phương Anh từng chia sẻ, nếu không có âm nhạc chắc cô bé đã suốt ngày chìm trong mặc cảm và u buồn.

Từ nhỏ, mẹ là người theo Phương Anh đến mọi nơi, trên mọi nẻo đường. Mẹ rất gần gũi với Phương Anh, thường tâm sự, trò chuyện, đưa Phương Anh đi tham gia các hoạt động để cô bạn không mặc cảm, nhút nhát.

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Phương Anh và mẹ (Theo Kiến thức gia đình)

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Bố mẹ là chỗ dựa tinh thần, là tình yêu thương to lớn giúp Phương Anh vững bước trên con đường chinh phục căn bệnh hiểm nghèo, thực hiện ước mơ (Nguồn ảnh: Giáo dục thời đại)

Mẹ còn giới thiệu cho Phương Anh làm cộng tác viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam với vai trò phát thanh viên. Mẹ từng tâm sự: " Hai mẹ con giống như hai người bạn tri kỷ. Tôi bảo với cháu, mẹ không thể đi cùng con suốt cuộc đời. Con phải cố gắng để nhỡ sau này không có mẹ thì vẫn lo cho mình được và cháu hiểu điều tôi nói. Con bé không muốn người khác thương hại mà muốn được nhìn nhận như người bình thường".

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Phương Anh – "cô bé xương Thuỷ tinh" của lớp 10 D3-THPT Việt Đức đang hát Tiếng Anh. (Ảnh Petro Times)

Đam mê lớn nhất của Phương Anh là ca hát. Ở giọng hát của Phương Anh là tâm hồn giàu có cảm xúc.

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng quà cho Phương Anh tại Trường THPT Việt Đức (Nguồn ảnh: Kiến thức gia đình)

Châm ngôn của cô bạn "xương giòn" này là: "I may be fragile physically, but I'm also unbroken mentally" ("Tôi có một thể chất mong manh, nhưng tôi lại có một tinh thần khó để phá vỡ"). Ước muốn của Phương Anh là được du học.

Một số hình ảnh tại cuộc thi Vietnam's Got Talent:

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Thu hút người xem trên sân khấu
Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ

Mẹ con Phương Anh như bạn bè tri kỷ
Phương Anh giành giải thưởng trong cuộc thi ca hát. (Nguồn ảnh: Kiến thức gia đình)

  • PV (tổng hợp)
Theo tintuc.xalo.vn

Hon 8.000 hoc sinh du ngay hoi huong nghiep

Kinh Doanh | cong ty seo | diem thi 24h | hinh nen dep | phan mem diet virus | cong ty thiet ke web |

(Dân Việt) - Hơn 8.000 học sinh lớp 12 đến từ 100 trường THPT trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tham gia Chương trình "Ngày mở lần 5" do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức vào ngày 8.1.

Hơn 8.000 học sinh lớp 12 đến từ 100 trường THPT trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên… đã tham gia Chương trình "Ngày mở lần 5" do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức vào ngày 8.1.

Trong buổi hướng nghiệp, các học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi như một sinh viên đại học thật sự. Trường cũng công bố chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh năm 2012. Theo đó trong đợt tuyển sinh năm nay, trường sẽ tuyển 3.850 chỉ tiêu, giảm 200 chỉ tiêu so với năm 2011, trong đó hệ ĐH có 3.500 chỉ tiêu, hệ CĐ là 350 chỉ tiêu.

Thanh Tàu


Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Mot mon qua gui toi Quynh Anh

Hot Girl | demo abccorp | gia lap desmume | download auslogic disk defrag | auslogic boostspeed 5 | auslogic disk defrag |

Tuy nhiên, em cần phải được cha mẹ hướng dẫn để đi tìm sự tự tin thực sự của mình. Em chưa được chuẩn bị tốt nên khi tham gia vào cuộc chơi của đám đông, em đã thất bại về mặt cảm xúc.




Một món quà gửi tới Quỳnh Anh
Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính (Steve Jobs)


Có những người khi tham gia vào đám đông thì trở thành thủ lĩnh đám đông, nhưng cũng có người bị đám đông "đè bẹp".
Quỳnh Anh là hiện tượng thứ hai. Vì thế, theo bản năng, em phải đi "cầu cứu" sự giúp đỡ. Trong trường hợp này, em đang bị thiếu tự tin.

Tự tin chỉ đến khi ta nhận ra bản chất thật của mình. Tự tin tạo cho con người khả năng nhận biết vấn đề và tự ra các lựa chọn sáng suốt, cũng như dễ vượt qua thất bại. Cảm thức đó đem lại sự vững vàng và hạnh phúc, là nguồn gốc của thành công, đó là một phẩm chất đặc biệt.

Nhà tâm lý học Alfred Adler nói: "Bất cứ rối loạn thần kinh nào cũng xuất phát từ mặc cảm tự ti, mà tự ti và tự cao lại lại cùng một gốc trong tâm lý người".

Tự ti bắt nguồn từ tâm lý mặc cảm vô thức, nếu  ngấm sâu và kéo dài trong quá trình phát triển đời người, sự mất cân bằng tâm lý sẽ rõ và bộc lô ra ngoài. Đây là câu chuyện của rất nhiều người chứ không riêng ai. Điều này nghe phũ phàng nhưng là câu chuyện nghiêm túc mà bậc làm cha mẹ phải tính tới khi dưỡng dục con cái.

Nếu bạn là người tự ti, hay tự cao, khi bị công kích, phản ứng tâm lý thường là: Bạn sẽ lui về đau khổ, gét bỏ, hờn giận hận thù trong lòng (với người hướng nội).

Bạn sẽ phản đối, đấu tranh, phê phán, phán xét người khác (nếu bạn là người hướng ngoại).

Bạn sẽ không phản ứng vì không chấp: nhưng thực ra, đó là sự không chấp giả hiệu, bạn vẫn đau lòng và cay cú, nghĩa là xung đột nội giới vấn gay gắt. Nhưng bạn sẽ được tán thưởng vì  mọi người sẽ đánh giá bạn là hình ảnh tượng trưng nào đó  về  tính  tự tin và khiêm tốn, một sự chạy trốn tâm lý được giấu đi bằng bộ mặt thanh thản bên ngoài…Vết thương vẫn nhức nhối nhưng được che bằng cái vẩy khô.

Với trạng thái tâm lý như thế, khi bị đám đông "ném đá" đương nhiên Quỳnh Anh sẽ không hấp thụ được sự kiện. Quỳnh Anh chưa đủ tuổi và kinh nghiệm để xử lý xung đột. Người lớn còn "vỡ đầu bong gân" nữa là con trẻ…

Điều quan trọng nhất bây giờ là gia đình cần đối mặt với vấn đề của mình thay vì tiếp tục dựa vào những lý do, hay chuyển lỗi trách nhiệm cho một ai khác.

Quỳnh Anh đang sống với những gì em có và đây chỉ là tai nạn. Thậm chí, tai nạn này lại có thể là một món quà để em nhận ra chính mình.

Steve Job có một câu rất hay: Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.

  • Nhà tâm lý Thanh Mai ( Trung tâm tư vấn tâm lý Hoàng Nhân)

  • Kiều Oanh - Sơn Hà

Theo tintuc.xalo.vn

DBQH chuyen trach thao luan cho y kien ve du an Luat GD DH

Kinh Doanh | google chrome 15 | download speedbit video accelerator | gia lap desmume | download auslogic disk defrag | auslogic boostspeed 5 |

(GD&TĐ)-Chiều nay (9/1), Hội nghị đại biểu quốc hội chuyên trách đã thảo luận về một số vấn đề lớn, còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục Đại học.

(GD&TĐ)-Chiều nay (9/1), Hội nghị đại biểu quốc hội chuyên trách đã thảo luận về một số vấn đề lớn, còn nhiều ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục Đại học.

Đại biểu quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật GD ĐH chiều 9/1. Ảnh: gdtd.vn

Báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho biết, một số vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học như: Vấn đề về cơ cấu hệ thống và phân tầng cơ sở giáo dục đại học; về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học; về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học; vấn đề xã hội hóa và tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; vè bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng đại học; về giảng viên, cán bộ quản lý và người học; quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến phương án chỉnh lý bước đầu như: Dự kiến bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của ĐH, ĐHQG; sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể các nội dung tự chủ tại các điều khoản cụ thể; quy định cụ thể đối tượng và lộ trình thực hiện tự chủ; sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học; bổ sung, chỉnh lý quy định về cơ sở giáo dục đại học tư thục (tại khoản 7, Điều 5) để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam nhằm khuyến khích, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục đại học nhưng đồng thời vẫn bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư; sửa đổi bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng; cụ thể hóa quy định về mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng, đồng thời bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện kiểm định chất lượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; sửa đổi bổ sung về thời gian làm việc kéo dài của giảng viên có trình độ cao nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện làm việc và khi cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu; đề ra các nguyên tắc cơ bản của chính sách đối với giảng viên và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với thực tiễn và tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như nhu cầu của đất nước trong từng giai đoạn; bổ sung chính sách ưu đãi đối với người học…

Tại hội nghị, các đại biểu đã đề cập đến nhiều vấn đề trong dự thảo Luật, đặc biệt là vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong trường đại học.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Luật Giáo dục đại học sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, đổi mới quản lý của các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục đại học và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học để từng bước phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo đại học. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

Nhiều ý kiến nhất trí việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục đại học và đề nghị quy định chi tiết ngay trong luật các điều kiện, tiêu chí để cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Theo GS Trần Thị Tâm Đan (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng) nên nhìn nhận quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm dưới góc độ cơ chế quản trị của các trường. Nếu Nhà nước đã xác định thực hiện cơ chế quản trị các trường đại học theo tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì phải đi kèm 2 thiết chế là Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng; trường nào cũng phải thực hiện theo cơ chế quản lý này; phải xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng...

Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cũng nhấn mạnh, cốt lõi của việc tổ chức lại giáo dục đại học là thực hiện quyền tự chủ. Dự thảo mới chỉ đưa ra một số khía cạnh trong thực hiện quyền tự chủ, trong khi nhiều khía cạnh khác cũng có thể thực hiện được như: tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức tuyển sinh.

Xử lý được những bất cập trong quá khứ

Sau nhiều ý kiến của các đại biểu về vấn đề tự chủ trường đại học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, quyền tự chủ là thuộc tính của trường đại học, một trường đại học được thành lập và đi vào hoạt động đương nhiên có quyền tự chủ. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, có trường mới thành lập chưa đủ năng lực quản lý thực hiện quyền tự chủ thì chúng ta giới hạn quyền tự chủ của họ, sau đó sẽ giao khi có đủ điều kiện.

Về những quyền tự chủ như tuyển sinh, tự chủ về chỉ tiêu, bằng cấp, mở ngành, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Luật có xu hướng giao hết cho các trường. Hiện, dù Luật Giáo dục đại học chưa ban hành nhưng Bộ GD&ĐT đã triển khai việc này, cụ thể, đã giao cho các trường tự xác định chỉ tiêu trên cơ sở những tiêu chí mà Bộ đã quy định.

"Việc tự chủ tuyển sinh cũng đã giao cho một số trường đại học trọng điểm 2 năm nay nhưng cho tới nay vẫn chưa có trường nào đưa phương án tự tuyển sinh lên Bộ". Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay.

Riêng đối với vấn đề tạo điều kiện để các trường ngoài công lập khó tuyển sinh có thể tuyển sinh được, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, điều này phải xét về khía cạnh chất lượng nhân lực và khả năng đào tạo của các trường. Như vậy, Bộ GD&ĐT chỉ quy định lượng tối thiểu có thể đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ không thể thả ngưỡng chất lượng đó được. Nếu làm vậy, chất lượng nguồn nhân lực sẽ không đảm bảo.

Về mở ngành đào tạo, Bộ GD&ĐT đã giao cho nhiều trường mở ngành. Nhưng nếu giao cho các trường tự mở ngành, tự tổ chức thẩm định sẽ không thể thực hiện được quy hoạch về nhân lực vì các trường sẽ mở những ngành dễ tuyển sinh, ít đầu tư và dễ thu hút thí sinh…

Vấn đề nhiều đại biểu quan tâm là lợi nhận và phi lợi nhuận, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, các nước có trường ĐH phi lợi nhuận bởi họ có phương tiện khổng lồ của "quà biếu, quà tặng". Nước ta hiện nay, những trường tư thục có nguồn biếu tặng lớn để xây dựng trường là không có nên phải góp vốn huy động. Trong dự thảo Luật Giáo dục đại học có định nghĩa: không chia lợi tức cho cổ đông hoặc là chia bằng 1,5 lần lãi suất ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định trong năm đó thì gọi là phi lợi nhuận. Trên cơ sở như vậy, chúng ta có thể có những chính sách phù hợp để ưu đãi những trường phi lợi nhuận này. Mặc khác, cũng đã tính đến phương án trường tư thục trích 25% chênh lệch thu chi để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục, số tiền đó không chia và ngày càng tăng dần lên và trong vòng thời gian năm bảy chục năm, số tiền đó sẽ lớn lên và trở thành tài sản xã hội, từ đó chúng ta sẽ có trường đại học phi lợi nhuận thực sự trong tương lai. Như vậy, vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận đã được xử lý.

Việc các trường tư thục phải dành kinh phí để đầu tư đóng thuế như một số đại biểu đề cập thì trong luật đã quy định không đóng thuế những phần tiền dành cho đầu tư, tái đầu tư cơ sở giáo dục. Những vấn đề bất cập trong quá khứ chúng ta chưa xử lý hết được thì trong luật này chúng ta đã xử lý.

Về phân tầng đại học, Thứ trưởng Bùi Văn Ga lý giải, ý nghĩa của phân tầng đại học là chia ra đại học nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng, ĐH nghề nghiệp chứ không phải là xếp hạng đại học. Tầng trên cùng là các đại học nghiên cứu đào tạo ra những nhà nghiên cứu, tạo ra những tổng công trình sư, những cán bộ hàng đầu… Tiếp theo là những đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng để tạo ra những kỹ sư phục vụ trực tiếp. Phân tầng như vậy là cần thiết để có chế độ đầu tư phù hợp.

Với việc thu hút sinh viên vào học các ngành khó tuyển sinh như khoa học cơ bản, nông lâm, thủy sản, sư phạm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, Bộ GD&ĐT sắp tới sẽ có chủ trương về việc mở ngành; thiết kế chính sách phù hợp như trao học bổng, tài trợ về học phí và cuối cùng là có chính sách sử dụng nhân lực phù hợp.

Hiếu Nguyễn

,

Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Hoc va song duoi anh sang tu mu

Hot Girl | auslogic disk defrag | cheat engine 6.1 | download net cut | intergirl | muaban24.vn |

- Không có điện, những học sinh sống nội trú ở nhiều trường học xa xôi, hẻo lánh phải sinh hoạt, học tập nhờ ánh sáng tù mù của đèn pin hay điện thoại di động.

Học và sống dưới ánh sáng tù mù

Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Thào A Nua, học sinh lớp 8A, trường PTCS Háng Đồng (Xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La) do nhà xa nên phải dựng chòi gỗ ở cạnh trường. Không có điện, thời tiết mùa đông mau tối, chiếc đèn pin trở nên vật không thể thiếu trong sinh hoạt buổi tối của Nua cũng như các bạn.
Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Chỉ khi cần thiết chiếc đèn pin mới được bật để làm sao 2 viên pin tiểu dùng vừa vặn trong 1 tuần.
Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Hai học trò lớp 3 ở chung một chòi khác cũng chuẩn bị bữa cơm với chiếc đèn pin thông dụng.
Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Chiếc đèn tích hợp trên điện thoại di động trở nên hữu dụng với các trò nhỏ nhà ở bản Chống Cha cách trường 3 giờ đi bộ.
Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Một bữa cơm được nấu dưới ánh đèn từ điện thoại di động.
Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Cũng như mọi học trò ở đây, Mùa A Cua, học sinh lớp 5B luôn ôn bài buổi tối bằng chiếc đèn pin chỉ soi đủ ánh sáng vừa cho một cuốn vở.
Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Mùa đông ở Háng Đồng đến 8 giờ sáng trời vẫn tối do sương mù dày đặc, học sinh phải soi đèn mới có thể nhìn được mặt chữ khi ôn bài trước khi đến lớp.
Học và sống dưới ánh sáng tù mù
Học trò ở trường TH và THCS Tà Xi Láng (Trạm Tấu – Yên Bái) cũng đều phải dùng đèn pin soi khi học bài do nơi đây cũng chưa có điện. Trong ảnh là học sinh lớp 7 Sùng A Dơ đang tranh thủ ôn bài buổi tối.
  • Lê Anh Dũng

Theo tintuc.xalo.vn

Thanh lap hoc vien quoc te ve phan cung tai Viet Nam

do choi laptop | google chrome 13 | google chrome 14 | google chrome 15 | hoi gia | Cong ty SEO |

ĐH FPT và Học viện Jetking (Ấn Độ) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Học viện quốc tế FPT Jetking đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Phần cứng và Mạng máy tính.

Sau thành công trong hợp tác với Aptech (Ấn Độ) nhằm cho ra đời chuỗi Trung tâm Lập trình viên quốc tế FPT Aptech và Trung tâm Mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena, Học viện Jetking (đơn vị đào tạo về Phần cứng và Mạng máy tính số 1 hiện nay của Ấn Độ) đã trở thành đối tác tiếp theo của ĐH FPT.

Theo kế hoạch, FPT Jetking sẽ đào tạo nội dung chuyên sâu về phần cứng và mạng. Đó là những chuyên ngành đang có nhu cầu lớn về nhân lực như Quản trị mạng và ngành đang trở thành xu hướng mới trong ngành CNTT toàn cầu như Điện toán đám mây, An ninh mạng, Lắp ráp máy tính bảng (tablet)…

Học viên của FPT Jetking có thể đăng ký học ngành Phần cứng và Mạng máy tính với các chương trình lấy chứng chỉ hoặc Diploma. Trong đó, chương trình đào tạo cấp bằng Diploma sẽ cung cấp cho học viên nền tảng kiến thức chuyên sâu về phần cứng máy tính, hệ điều hành và mạng máy tính căn bản cũng như kiến thức nâng cao về mạng máy tính cho doanh nghiệp, hệ điều hành Linux và an ninh hệ thống mạng doanh nghiệp.

Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng cho biết Học viện quốc tế FPT Jetking sẽ khắc phục được những điểm yếu cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam trong ngành CNTT. Ảnh: Hoàng Hà.

Bên cạnh đó chương trình cũng có các môn học về kỹ năng phát triển bản thân, Yoga, tiếng Anh… Học viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành chuyên viên quản trị mạng, chuyên viên quản lý hạ tầng CNTT hay chuyên gia an ninh mạng. Học viên sẽ được đào tạo căn bản về điện tử, chuyên sâu về phần cứng máy tính, quản trị mạng.

Ngoài ra, Học viện Phần cứng và Mạng FPT Jetking cũng cung cấp các khóa học nghiệp vụ như Kỹ năng tin học doanh nghiệp hay các khóa học nâng cao như lắp ráp máy tính bảng, sửa chữa điện thoại, laptop…

Điểm đặc biệt tại Học viện quốc tế Phần cứng và Mạng FPT Jetking là học viên sẽ được đào tạo theo hình thức Smartlab plus với cơ sở vật chất hiện đại, cùng chương trình đào tạo đề cao kỹ năng thực hành, phát triển giúp học viên phát huy năng lực cá nhân ở mức tốt nhất. Riêng hệ thống phòng Lab hiện đại của Học viện được áp dụng công nghệ điện toán đám mây cũng như được trang bị mạng nội bộ Gigabit, đường truyền Internet cáp quang và đường truyền dự phòng.

Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng cho biết, theo thống kê gần đây của Viện Chiến lược CNTT, 72% sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết trong lĩnh vực nào có thể hành nghề tốt nhất và 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại các nhân viên mới. Đáng quan tâm là 70% không thành thạo ngoại ngữ.

"Khi thành lập một học viện tiên phong trong đào tạo toàn diện về phần cứng và mạng máy tính, ĐH FPT mong muốn có thể đa dạng hóa sản phẩm đào tạo, cung cấp cho xã hội một chương trình đào tạo nghề đạt chất lượng quốc tế, khắc phục được những điểm yếu cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam trong ngành CNTT", Hiệu trưởng Tùng chia sẻ.

Học viện quốc tế Phần cứng và Mạng máy tính FPT Jetking sẽ tuyển sinh từ tháng 3/2012 và tổ chức đào tạo tại hai cơ sở ở Hà Nội và TP HCM. Trong năm 2012 dự kiến Học viện sẽ tiếp tục mở rộng thêm các cơ sở mới trong cả nước.

ĐH FPT đào tạo bậc đại học với 7 chuyên ngành thuộc khối ngành CNTT-TT và Kinh tế - Tài chính ứng dụng CNTT. Ngoài ra, trường còn đào tạo các hệ khác như CĐ thực hành FPT-Polytechnic, Trung tâm mỹ thuật đa phương tiện FPT Arena, Trung tâm lập trình viên quốc tế FPT Aptech… Đến nay, ĐH FPT đã có trên 10.000 sinh viên và học viên các hệ. Học viện Phần cứng và Mạng FPT Jetking là "thành viên" mới nhất của ĐH FPT, góp phần đưa ĐH FPT trở thành trường đào tạo về CNTT lớn nhất và tốt nhất Việt Nam theo mục tiêu của nhà trường.

Học viện Phần cứng và Mạng Jetking (Ấn độ) được thành lập từ năm 1947, hiện có 130 cơ sở đào tạo tại Ấn độ, đã đào tạo được hơn 500.000 học viên. Ngoài các ưu điểm nổi trội về đào tạo như tính thực tiễn, chương trình đào tạo bao gồm các môn học kỹ năng mềm, cơ hội phát triển toàn diện năng lực cá nhân, chương trình đào tạo của học viện còn mang ưu điểm lớn khi đảm bảo 100% học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp với thời gian tối đa là 3 tháng.

Kiều Trinh


Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

To tien si dao sach lam luan an

qua tang cuoc song | man hinh lcd | loa | may nghe nhac | gia de hang | binh nong lanh |

(NLĐO)- "Đơn lần thứ nhất tôi đã gửi ngày 27-11-2011 nhưng đến nay Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không phản hồi để tôi được rõ" - ông Phước viết trong đơn tố cáo lần 2.

Ngày 6-1, ông Lê Minh Phước, giáo viên khoa Thể dục Nhạc Họa Trường ĐH Đồng Nai, cho biết ông đã gửi đơn lần 2 đến Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cùng các cơ quan khác tố cáo tiến sĩ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nội dung tố cáo nêu rõ: Trang web Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ( http://vnam.edu.vn ) có đăng toàn văn luận án tiến sĩ "Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát" của tác giả Võ Văn Lý (Mã số: 62.21.01.01). Ở Chương II luận án này, tác giả đã sao chép hầu hết các ý tưởng của ông mà không trích nguồn hoặc xin phép. Thậm chí, một số trang còn in ấn gần như nguyên bản (từ trang 85 đến 94).

Ý tưởng mà ông Phước đề cập ở trên được thể hiện trong Chương 7 sách "Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm" xuất bản năm 2007. Sách ông viết theo đơn đặt hàng của Bộ GD-ĐT.

Trước đó, ngày 12-12-2011, Báo Người Lao Động có bài viết "Đạo" sách làm luận án tiến sĩ? Trong đó nêu những đoạn mà ông Phước cho là luận án tiến sĩ "Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát" đã cóp lại gần như nguyên bản sách của ông.

Trong đơn tố cáo lần 2, ông Phước cho biết đơn lần thứ nhất ông đã gửi ngày 27-11-2011 nhưng đến nay, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không phản hồi để ông được rõ.


Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Nhung bai hoc mau giao cua nguoi Nhat

qua tang tinh yeu | loa | may nghe nhac | game angrybirds | scholarship | cong ty thiet ke web |

Trong phần tiếp theo, độc giả Quách Đức Anh kể các chuyện mà anh quan sát được nhiều ngày từ các trường học mầm non Nhật Bản. Đó là các bài học dạy trẻ tự lập, hiểu và làm chủ chứ không né tránh những điều nguy hiểm.


XEM PHẦN TRƯỚC

'Được học' chứ không 'phải học'


Hôm đó, trong khi tôi đang ngồi trên một gốc cây lớn ở góc sân trường, lặng lẽ quan sát các bé nô đùa chạy nhảy dưới ánh nắng ấm, và ghi chép lại những dòng suy nghĩ của mình vào quyển sổ tay, bỗng nghe thấy có tiếng dương cầm ở đâu đó vang lên, giai điệu rất quen thuộc.

Tôi nhận ra đó là một trong những bài hát mà các bé hay hát. Lúc này, đồng hồ  đã chỉ 1h30 phút, cũng đã đến giờ vào lớp, gập quyển sổ lại và kẹp cây bút bi xanh với ống mực chỉ còn vơi nửa vào gáy sổ, tôi tìm đến căn phòng phát ra tiếng nhạc.

Tôi thấy một cô giáo đang chơi đàn, một vài bé đã ngồi sẵn trong lớp và ngân nga hát. Thật bất ngờ, các bé đang chơi  ở ngoài sân cũng dừng lại và chạy về lớp học, chỉ sau một vài phút, các bé đã tập trung đầy đủ trong lớp và cùng hát vang những bản nhạc cô giáo chơi (cũng thật lạ khi không bé nào hát sai nhạc, điều mà tôi đã tập luyện rất nhiều nhưng vẫn chưa làm được).
Những bài học mẫu giáo của người Nhật


Cô giáo giải thích với tôi rằng, cô không cần đi gọi các bé mà các bé vẫn tập trung lại khi nghe tiếng đàn, vì các bé hiểu rằng giờ học sắp bắt đầu và tất cả đều nghĩ rằng "ở trong lớp thú vị hơn".
Những bài học mẫu giáo của người Nhật


Trẻ rất tự lập


Ở Nhật Bản, dù mới chỉ 4 tuổi nhưng các bé sẽ phải tự mình làm hết tất cả các việc, từ ăn uống, mặc quần áo, cho đến thu dọn đồ đạc, kê bàn ghế, làm vệ sinh lớp...

Những bài học mẫu giáo của người Nhật


Cô giáo chỉ đứng bên cạnh hướng dẫn và quan sát, rất hiếm khi các cô làm hộ trẻ.

Đôi khi các bé sẽ gặp khó khăn trong những việc "rất đời thường" đối với người lớn. Em bé trong hình đang cố gắng mặc áo khoác để đi về, trong khi tất cả các bạn bè khác đã mặc xong rồi.

Những bài học mẫu giáo của người Nhật


Có vẻ bé đang gặp khó khăn nhưng cô giáo không hề chạy tới mặc hộ bé.

Những bài học mẫu giáo của người Nhật

Đến khi bé mặc được áo thì các bạn đã bắt đầu ra về, nhưng bé vẫn kiên nhẫn tự mình tìm cách giải quyết khó khăn.

Cuối cùng thì bé cũng mặc được áo và đi được giầy.

Những bài học mẫu giáo của người Nhật

Dù rời khỏi lớp gần như cuối cùng, quần áo và mũ cũng chưa được chỉnh tề lắm, nhưng bé cười thật tươi vì đã tự mình làm được mọi thứ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của bất cứ ai.

Nếu cô  giáo làm hộ thì chỉ mất 1 phút là có thể mặc xong quần áo, đi xong giày, sửa soạn xong đồ cho trẻ, nhưng trẻ sẽ chẳng bao giờ có thể tự làm được, và sẽ chẳng bao giờ tự lập được. Mặc dù trẻ tự làm sẽ cần rất nhiều thời gian, nhưng rèn luyện tính tự lập là điều rất cần thiết và quan trọng cho cuộc sống sau này của trẻ.

Hiểu và  làm chủ chứ không né tránh

Với trẻ em Việt Nam, có lẽ 4 tuổi là quá sớm để sử dụng những vật dụng như dao, kéo hoặc những đồ vật sắc nhọn.


Khi còn nhỏ tôi cũng đã rất quen thuộc với những lời "nhắc nhở" của bố mẹ hoặc ông bà mỗi khi định sờ vào mấy thứ đó "nguy hiểm quá, chảy máu tay bây giờ!". Có vẻ như với quan niệm của chúng ta thì trẻ con chưa ý thức được sự nguy hiểm và chưa đủ khéo léo để sử dụng tốt những thứ này.

Nhưng trẻ em ở Nhật lại được học cách sử dụng những vật "nguy hiểm" này từ rất sớm.
Những bài học mẫu giáo của người Nhật

Để bảo đảm an toàn và trẻ sử dụng đúng phương pháp, bố mẹ và thầy cô luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và hướng dẫn. Nhưng chỉ hướng dẫn, làm mẫu và trông chừng chứ không làm hộ trẻ. Cô giáo và bố mẹ luôn cố gắng tạo điều kiện tối đa cho các bé phát huy tính tự lập và học cách làm chủ cuộc sống của mình.


Với vấn đề này, giáo dục Nhật Bản quan niệm cần thiết phải dạy để các bé hiểu và làm chủ được cuộc sống, kiểm soát được các mối nguy hiểm chứ không tránh né. Vì sớm muộn gì trong cuộc sống sau này, đây cũng sẽ là vấn đề các bé phải đối diện, làm chủ được càng sớm thì càng tốt.

Giáo dục mầm non Nhật Bản luôn chú trọng vào việc rèn luyện tính cách và thói quen cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự lập. Vì đó là những điều cơ bản nhất mà trẻ cần phải rèn luyện được để chuẩn bị cho cuộc sống sau này của mình.

  • Quách Đức Anh ( Tokyo, Nhật Bản)

Trong cuộc sống, nhiều câu chuyện có ý nghĩa về dạy trẻ em được các bậc cha mẹ và những người quan tâm tới giáo dục chia sẻ,  học hỏi kinh nghiệm.
Mời độc giả chia sẻ các câu chuyện về dạy con với VietNamNet.

Các bài viết hoàn chỉnh nên từ 600 -1.000 từ, gửi về địa chỉ email: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, toà nhà C'Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia câu chuyện tình huống dạy con.

Những bài viết cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết.

Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống Google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, các bài viết còn được nhận những phần thưởng hấp dẫn khác từ toà soạn.

Thời gian nhận bài từ ngày 14/2/2012 đến hết ngày 14/3/2012.

Theo tintuc.xalo.vn

DH Ngoai thuong co them nganh Luat Thuong mai QT

duhocthongtin.edu.vn | cong ty seo | xem phim kinh di hay nhat | cong ty seo | quang cao web | quang ba web |

QĐND Online – Trước nhu cầu lớn của Việt Nam về một nguồn nhân lực giỏi về thương mại quốc tế, nắm vững luật pháp và giỏi ngoại ngữ, năm 2012, trường ĐH Ngoại thương chính thức tuyển sinh thêm ngành Luật Thương mại quốc tế.

Học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tìm hiểu thông tin tuyển sinh cho kỳ thi ĐH, CĐ năm 2012

Theo TS Hồ Thúy Ngọc, Trưởng bộ môn Luật, quyền Trưởng khoa Đào tạo Quốc tế ĐH Ngoại thương: thực tế đã chứng minh, khi có những vụ tranh chấp quốc tế, Việt Nam đã phải thuê tư vấn nước ngoài, luật sư nước ngoài để làm đại diện tư vấn bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, ĐH Ngoại thương căn cứ vào thế mạnh đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành, thương mại quốc tế và đội ngũ giảng viên giảng dạy về Luật Thương mại quốc tế để xây dựng nên chương trình đào tạo ngành luật ở bậc ĐH. Đây là điểm khác biệt giữa ngành Luật thương mại quốc tế của trường ĐH Ngoại thương với ngành học truyền thống về luật của trường khác và năm 2012, trường chính thức tuyển sinh các khối A, A1, D1 cho ngành này.

Ngoài các khối ngành truyền thống là A và D, năm nay, ĐH Ngoại thương tuyển sinh thêm khối A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh). Điểm trúng tuyển của trường lấy theo ngành, chuyên ngành mà thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT), kết hợp với điểm sàn vào trường theo từng khối thi. Các môn thi nhân hệ số 1, riêng ngành ngôn ngữ tiếng Anh, Trung, Nhật, Pháp nhân hệ số 2.

Nếu thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo mã ngành ĐKDT ban đầu thì không cần phải đăng kí xếp ngành và chuyên ngành học. Nếu thí sinh đủ điểm vào trường theo từng khối thi nhưng không đủ điểm trúng tuyển vào ngành đã ĐKDT ban đầu thì được đăng kí chuyển sang các ngành và chuyên ngành cùng khối thi còn chỉ tiêu.

Chỉ tiêu (CT) mà Bộ GD và ĐT giao cho trường ĐH Ngoại thương nhìn chung có xu hướng tăng (năm 2009 là 1.950, năm 2010 là 2.150 CT, năm 2011 là 3.400 CT. Trong khi đó, số lượng ĐKDT biến động không nhiều (năm 2009 là 6.864 hồ sơ, năm 2010 là 7.720 hồ sơ, năm 2011 là 5.605 hồ sơ) nên tỉ lệ "chọi" nhìn chung ở mức khá thấp so với mặt bằng chung của những trường cùng tốp khác.

Tuy nhiên, so với điểm sàn của Bộ GD và ĐT quy định thì điểm trúng tuyển của ĐH Ngoại thương thuộc loại rất cao (trên 22 điểm), vì thế thí sinh ĐKDT vào trường nếu học lực không giỏi trở lên thì cơ hội vào trường rất mong manh.

Hiện nay, 95% tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước ngoài đều tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, giỏi trong đàm phán thương mại. Tuy nhiên, chúng ta đang thiếu những luật sư giỏi trình độ quốc tế để tham gia cạnh tranh với các luật sư thế giới, điều đó thôi thúc trường xây dựng chương trình Cử nhân Luật Thương mại quốc tế sau 13 năm nghiên cứu - GS TS Luật Nguyễn Thị Mơ, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương cho biết.

Tin, ảnh: Thu Hà


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Tuyen sinh 2012 Lua chon truong dai hoc chat luong cao

nguyen quang truong | tai IDM | download IDM | download IDM full | Tải IDM miễn phí | tai phan mem download idm |

Cùng nhau tìm kiếm điểm đến "Vip - Vip" cho tương lai nào các bạn!
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ càng đến gần, việc tìm hiểu và tra cứu thông tin liên quan đến tuyển sinh, hướng nghiệp là yếu tố rất quan trọng giúp các thí sinh trong việc chọn đúng ngành nghề phù hợp và chọn đúng ngôi trường Đại học thực sự có chất lượng.

Rời mái trường phổ thông, học sinh ai cũng mong muốn được trở thành sinh viên của một trường đại học uy tín, có truyền thống, chất lượng và được trải nghiệm môi trường đại học năng động, thoả sức sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học tại những phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại, công nghệ tiên tiến được hướng dẫn bởi các giáo sư, giảng viên giàu kinh nghiệm. Và kết quả cuối cùng là những bước đường thành công trong sự nghiệp. Với môi trường đại học hiện đại và chuyên nghiệp như: Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) các bạn hoàn toàn có cơ hội hoàn thành ước mơ của mình.

Lựa chọn đúng cho "Ước mơ đại học"

Sau 17 năm hình thành và phát triển, HUTECH đã khẳng định được vị thế là một trong những trường Đại học uy tín trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Được biết đến là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Hiện HUTECH có hơn 40 ngành, nghề đào tạo từ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng thực hành, Cao đẳng, Đại học đến Sau Đại học với các nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ; Kinh tế - Tài chính - Quản trị; Mỹ thuật ứng dụng và Ngoại ngữ.

Tuyển sinh 2012: Lựa chọn trường đại học chất lượng cao
Sinh viên HUTECH được học tập trong môi trường hiện đại và chuyên nghiệp.

Song song đó, HUTECH phát triển các chương trình đào tạo quốc tế được tinh chọn từ các trường danh tiếng của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất trong khu vực và trên thế giới như: Đại học Lincoln (Hoa Kỳ), Đại học Kinh doanh Quốc tế Geneva (Thuỵ Sỹ), Trường Marie Victorin (Canada), Đại học Mở Malaysia (Malaysia). Đặc biệt, tất cả chương trình đào tạo quốc tế của HUTECH đều được Bộ GD-ĐT cấp phép, công nhận và các nhà chuyên môn đánh giá cao về tiêu chuẩn, hiệu quả đào tạo.

Tuyển sinh 2012: Lựa chọn trường đại học chất lượng cao
Chương trình đào tạo Quốc tế của HUTECH luôn được đánh giá cao.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên HUTECH có trình độ chuyên môn cao, giỏi về nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy tốt. Hiện HUTECH có hơn 800 giảng viên cơ hữu, trong đó có 5 Giáo sư, 31 Phó giáo sư, 15 Tiến sỹ khoa học, 120 Tiến sỹ, 439 Thạc sỹ. ISO 9001: 2008 là hệ thống quản lý chất lượng đào tạo mà HUTECH đang áp dụng nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý cao nhất cho chất lượng đào tạo tốt nhất.

Cơ sở vật chất học tập hiện đại

Là một trong những trường đại học lâu năm toạ lạc tại trung tâm TP.HCM với các khu học xá được xây dựng khang trang, hiện đại trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng. Trường hiện sở hữu hai khu học xá với tổng diện tích xây dựng trên 56.000m2 với 200 phòng học lý thuyết chuẩn quốc tế, được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập như máy tính, projector, trên 60 phòng thực hành thí nghiệm với công nghệ cao, tiên tiến. Thư viện của trường với hơn 1500m2, các máy tính được kết nối Internet, trên 30.000 đầu sách, gần 200 tờ báo, tạp chí các loại và hệ thống học liệu điện tử kết nối dữ liệu với nhiều trường đại học, học viện trong nước và quốc tế. Toàn bộ khuôn viên tại hai cơ sở của trường được phủ sóng wifi tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên truy cập Intrnet mọi lúc, mọi nơi.

Tuyển sinh 2012: Lựa chọn trường đại học chất lượng cao
Sinh viên học tập và nghiên cứu tại thư viện HUTECH.

Nơi khởi đầu và phát triển toàn diện nghề nghiệp

Với điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất, chương trình giảng dạy cập nhật liên tục, hiện đại, sát thực tế, chuyên sâu về nghề nghiệp theo hướng lấy người học làm trung tâm phục vụ. Vì vậy, theo học tại HUTECH, sinh viên có điều kiện phát triển toàn diện các kỹ năng trong môi trường đại học năng động, hiện đại và chuyên nghiệp. Thực tế kiểm chứng, hàng nghìn sinh viên, học sinh tốt nghiệp mỗi năm đều đảm nhận tốt công việc được giao, dễ dàng hoà nhập vào môi trường làm việc đa lĩnh vực, đa văn hoá. Tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp luôn đạt trên 95%.

Năm 2012, HUTECH tuyển sinh khối A, A1, B, D1, V, H các nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ; Kinh tế - Tài chính - Quản trị; Mỹ thuật ứng dụng và Ngoại ngữ.

Để tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh của HUTECH, thí sinh có thể liên hệ:
Địa chỉ: 144/24 Điện Biên Phủ, Phường 25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT: (08) 2201 0077 – (08) 3512 0792
Website: www.hutech.edu.vn
Theo tintuc.xalo.vn

Cuoc thi tim kiem guong mat ao dai nu sinh Viet Nam 2012

may quay phim | Cong ty SEO | game | cong ty seo | xem phim kinh di hay nhat | cong ty seo |

Cuộc thi này thật sự rất hấp dẫn và thích hợp với các bạn nữ sinh từ cấp 3 cho đến đại học, cao đẳng đấy nhé.
Nhằm tôn vinh hình ảnh tà áo dài Việt và phát huy giá trị truyền thống, nâng tầm hình ảnh người con gái Việt Nam hiện đại, năng động và tràn đầy sức sống, ủng hộ định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng môi trường thân thiện cho học sinh trung học và các nữ sinh năm đầu Đại học, Cao đẳng, THCN, cân bằng các hoạt động trong và ngoài nhà trường, báo Giáo Dục TP.HCM số cuối tuần chuyên đề VTM thực hiện Chương trình Tìm kiếm Gương mặt Áo dài Nữ sinh Việt Nam với chủ đề Tôi yêu Áo dài.

Cuộc thi tìm kiếm gương mặt áo dài nữ sinh Việt Nam 2012
Chương trình sẽ bắt đầu khởi động vào ngày 6/2/2012 và kết thúc 30/7/2012 dành cho tất cả các bạn nữ sinh từ 16 - 20 tuổi, đang theo học tại các trường THPT, THCN, CĐ và ĐH trên toàn quốc.

Cách thức tham gia chương trình:

Các bạn điền đầy đủ thông tin: họ tên, trường lớp, số điện thoại liên hệ, email, facebook, chỉ số chiều cao, cân nặng, năng khiếu, thành tích đạt được (nếu có) theo mẫu đăng ký của ban tổ chức được đăng tải tại Facebook của chương trình.

Hình ảnh đăng ký dự thi: gồm 05 ảnh chụp với các trang phục áo dài và trang phục tự chọn khác nhau như sau:

- 02 ảnh toàn thân chụp với trang phục Áo dài
- 02 ảnh chân dung và 01 ảnh toàn thân chụp với trang phục tự chọn.
- Ảnh dự thi phải có độ phân giải tối thiểu 800 x 600 pixel (đối với hình ảnh gửi qua Internet) và kích thước ảnh 12 x 15 cm (đối với ảnh in), đảm bảo đủ chất lượng, không được sử dụng ảnh chụp bằng điện thoại, webcam, không nhìn rõ mặt hoặc đã qua chỉnh sửa.

Cuộc thi tìm kiếm gương mặt áo dài nữ sinh Việt Nam 2012

Bài viết cảm nghĩ: Thí sinh viết một bài viết cảm nghĩ (tối thiểu 200 chữ) với chủ đề "Tôi yêu Áo dài" về kỷ niệm của thí sinh với tà áo dài mình yêu thích.

Gửi trực tiếp hồ sơ về: Hộp thư số 227 Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, TP.HCM (ngoài bìa thư ghi rõ tham gia chương trình Tìm kiếm gương mặt áo dài nữ sinh Việt Nam 2012) hoặc email: miss-aodainusinhvietnam@vanthemy.com. Những hồ sơ đăng ký tham dự hợp lệ sẽ được ban tổ chức xét chọn cập nhật lên Facebook của chương trình: www.facebook.com/MissAoDaiNuSinhVietNam.

Đêm chung kết của chương trình Tìm kiếm Gương mặt Áo dài Nữ sinh Việt Nam chủ đề Tôi yêu Áo dài dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7/2012 tại TP.HCM với phần thi của các thí sinh và sự tham gia của nhiều ca sĩ khách mời được các bạn trẻ yêu thích.

Cuộc thi tìm kiếm gương mặt áo dài nữ sinh Việt Nam 2012

Giải thưởng dành cho danh hiệu Miss Áo dài Nữ sinh Việt Nam 2012 của chương trình trị giá tương đương 36.000.000 đồng, bao gồm:

- 01 suất học bổng tiếng anh trị giá 24.000.000 đồng
- 01 phần quà trị giá tương đương 10.000.000 đồng
- 01 Album ảnh với trang phục Áo dài trị giá tương đương 2.000.000 đồng
- 01 Cúp danh hiệu
- Xuất hiện trên trang bìa báo VTM.
- Trở thành người mẫu thời trang độc quyền của báo VTM.
- 12 tháng thưởng thức báo VTM miễn phí.

Giải thưởng dành cho các danh hiệu phụ như: Nữ sinh Tài năng 2012, Nữ sinh ứng xử 2012, Nữ sinh Phong cách 2012, Nữ sinh thân thiện 2012 và Nữ sinh khả ái 2012 trị giá tương đương 12.400.000 đồng/giải, bao gồm:

- 01 suất học bổng tiếng anh trị giá 5.400.000 đồng
- 01 phần quà trị giá tương đương 5.000.000 đồng
- 01 Album ảnh với trang phục Áo dài, trị giá tương đương 2.000.000 đồng
- 01 Cúp danh hiệu
- Trở thành người mẫu thời trang độc quyền của báo VTM
- 06 tháng thưởng thức báo VTM miễn phí.

Cuộc thi tìm kiếm gương mặt áo dài nữ sinh Việt Nam 2012

Các kênh thông tin của chương trình:
facebook: www.facebook.com/MissAoDaiNuSinhVietNam
www.facebook.com/vtmmagazine
hoặc website: www.hotvteen.vn
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Nguoi Viet o trong Hoc vien Canh sat Sec

download film for free | download IDM | buyvip | thoi trang | kich song dien thoai | chocolate |

(Nguoiduatin.vn) - Học viện cảnh sát ở Holešov, Séc, hiện đang đào tạo 51 học sinh thuộc 16 dân tộc khác nhau đang sống tại Séc. Honza đến từ Việt Nam là một ví dụ điển hình.

Dân tộc Séc vẫn được coi là hay có thành kiến với người nước ngoài. Có thể, họ chưa quen với một xã hội đa văn hóa và vì thế cuộc hội nhập của các dân tộc thiểu số tại đây đều thất bại, gây nhiều khó khăn cho nước sở tại.

Một học viên Việt Nam tại học viện, ảnh: Aktualne.

Đứng trước tình trạng này, Học viện cảnh sát tại Holešov đã quyết định mở rộng chương trình học cho học sinh đến từ nhiều dân tộc khác nhau dưới sự hỗ trợ tài chính của EU. Trong số 337 học sinh của khóa học 4 năm chuyên về các môn huấn luyện làm cảnh sát có tới 51 học sinh đến từ 16 dân tộc thiểu số. Sau khi ra trường, họ sẽ phục vụ trong hàng ngũ của cảnh sát Séc.

> Chùm ảnh: Bên trong Học viện Cảnh sát Séc

Tầm quan trọng của nghề cảnh sát và cơ hội giúp đỡ chính đồng bào của mình là động lực cho nhiều học sinh tại đây. Ví dụ như Honza đến từ Việt Nam, ngoài các môn học văn hóa và môn giáo dục thể chất đặc biệt, cậu cũng sẽ được dạy các môn như điều tra tội phạm cơ bản, an toàn giao thông, bắn súng hay luật pháp hình sự.

Nhiều học viên đến từ các dân tộc khác nhau trong dự án đào tạo tại học viện này đã được chọn lựa rất kỹ càng. Đây đều là những thanh niên có năng khiếu, họ có thể đỗ thẳng vào gần như tất cả các trường trung học, nhưng nghề cảnh sát với họ lại đầy uy tín và ổn định. Ở Holešov, họ hứa hẹn được đào tạo đặc biệt, chuyên sâu để có được nghề nghiệp bền vững sau này.

Tiền đầu tư các trang thiết bị hay cho hoạt động của trường đều được lấy từ nhiều nguồn riêng biệt, do đó tất cả các học sinh ở đây đều không phải trả học phí. Những học sinh muốn vào trường này đều phải chứng minh kiến thức xã hội thông thường và vượt qua bài thi theo yêu cầu của trường.

Dự án đào tạo cảnh sát người dân tộc khác đã nhận được 8 triệu korun từ quỹ EU. "Tất cả các hoạt động của chúng tôi đều minh bạch và được kiểm tra bởi các thanh tra nhà nước, mọi chi phí liên quan đến tiền trợ cấp đều có thể theo dõi trên trang web của trường", hiệu trưởng trường cho biết.

Người Séc có khái niệm rập khuôn rằng, cứ người Ucraina thì phải làm xây dựng, người Di gan sống ở những nơi bẩn thỉu hay người Việt Nam lại bán hàng thực phẩm. Tình trạng này sẽ không còn tồn tại lâu.

Ngọc Minh (Aktualne/Vietinfo)


Theo www.baomoi.com

Ky luc moi ve so nguoi ... tung banh

bo dam | download winrar | download winzip | Phan mem diet virus | download yahoo 11 | proshow gold |

Mới đây, 890 sinh viên, cựu sinh viên, nhân viên... của trường đại học Sheffield (Anh) đã cùng hội tụ và tham gia một màn "trình diễn" đặc biệt: tung bánh pancake ngoài trời.
-



Những người tham gia cùng nhau tung bánh. Ảnh: Internet

Trong màn trình diễn, mỗi người tham gia đều cầm trên tay một cái chảo. Nhiệm vụ của họ là lật bánh cùng nhau. Sau khi nghe khẩu hiệu, tất cả những người tham gia cùng nhanh tay tung chiếc bánh lên trời và đưa chảo ra hứng trong vòng 30 giây.

Màn trình diễn tung bánh ấn tượng lần này của trường đại học Sheffield đã được ghi vào Sách Guinness. Kỷ lục số người cùng nhau tung bánh trước đó được lập ở Hà Lan năm 2008 với 405 người tham gia.

L.H


Theo www.baomoi.com

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Chuyen thi thu nhung thay doi that

o cung samsung | muaban24.vn lua dao | muaban24 lua dao | muaban24 lua dao | cong ty seo | download IDM full |

Thử để biết cách làm thật tốt hơn!
Dấu hiệu teen đang bị stress thi cử Gian lận thi cử kiểu gì cũng bị phanh phui

Các teen lớp 12 trường Phổ thông Năng khiếu và Lê Hồng Phong (TP.HCM) đang thay đổi phương pháp học tập sau kì thi thử Đại học...

"Chiến lược" làm bài

Đề thi thử với số lượng câu hỏi nhiều, độ khó cao hơn bài tập trong lớp cộng thêm áp lực thời gian đã khiến nhiều teen rút ra "chiến lược" làm bài thi. Khánh Vy (12B, Lê Hồng Phong) chia sẻ: "Đề Toán 90 phút, gồm 9 câu nhỏ, mình chia thời gian 1 câu làm trong 10 phút. Đọc đề xong, làm nháp thử khoảng 1 phút mà không biết cách làm thì nên bỏ qua, từ từ quay lại. Mình luôn tự nhắc nhở "mình đang thiếu thời gian, phải nhanh tay lên".

Thi thử cũng là dịp teen phát hiện mình… học lệch kiến thức. Thiện Phú (12A4, Phổ thông Năng khiếu) cho biết: "Nội dung đề Hóa dàn trải từ chương trình lớp 10 đến lớp 12. Khi học, mình chỉ chú trọng vào phần lớp 12. Vô làm bài, gặp nhiều dạng câu hỏi quen nhưng mình vẫn không nhớ được cách làm, hic". Rút kinh nghiệm, giờ đây khi học phần hóa vô cơ lớp 12, Phú kết hợp ôn Hóa 10, mỗi tuần dành 3 giờ để học lại và làm bài tập thêm để không quên kiến thức".

Không chỉ "rút tỉa" kinh nghiệm làm bài, thi thử còn giúp teen trị những "căn bệnh phòng thi". Hồng Hiền (12A1, Lê Hồng Phong) bày tỏ: "Buổi thi thử đầu tiên môn Toán, mình "run như gà mắc tóc", quên hết chữ nghĩa, hic. Mình đã hít sâu, điều chỉnh hơi thở khoảng 10 giây trước khi vô phòng thi để giữ cân bằng, nên sang buổi thi môn Hóa mình làm bài tốt hơn ".

Áp lực "y như thiệt"

Hầu hết các đề thi thử được thiết kế mô phỏng đề thi đại học, có độ khó tương đối, nhưng với thời gian và số lượng câu hỏi ít hơn. Trường THPT Lê Hồng Phong tổ chức đến 4 đợt thi thử, gọi là kì kiểm tra chất lượng hàng năm dành cho teen 12. Cô Triệu Thị Huệ, tổ trưởng tổ Văn trường Lê Hồng Phong, cho biết kì thi thử cuối cùng sẽ được tổ chức như một kì thi đại học. Việc lấy điểm thi thử thành điểm thật cũng tạo một áp lực "y như thiệt" để teen cố gắng hơn trong khi làm bài.

Đầu tháng 4 này, trường Gia Định (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) cũng sẽ tiến hành thi thử Đại học. Cô Diễm Trang, phó hiệu trưởng trường THPT Gia Định cho biết: "Kì thi thử này chúng tôi khuyến khích các em đăng kí theo nhu cầu bản thân, và tiến hành các khâu ra đề, canh thi, chấm điểm như thi đại học. Điểm sẽ không tính, nhưng nếu em nào đạt điểm cao (từ 8 trở lên), chúng tôi sẽ lấy điểm đó cộng thêm cho điểm học tập của các em".

Thi thử là cơ hội giúp teen hệ thống lại kiến thức đấy cả nhà mềnh nhỉ?

Đọc thêm: Ba mẹ ơi đừng gây thêm áp lực thi cử cho con

Theo Mực tím


Tweet
học , thi , học thi

Theo www.baomoi.com

Hinh anh xau

van hoa | pham ly huong | rao vat | nguyen quang truong | xvideos | download auslogic internet optimizer |

KTĐT - Mỗi lần đi qua đường Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Huyên vào giờ tan học, chị Hòa lại giật mình thon thót trước cảnh một số học sinh đi xe máy đánh võng, lượn lách.

Chả là, trường THPT Cầu Giấy nằm trong ngõ đường Nguyễn Khánh Toàn. Mỗi buổi tan học, nhiềunam học sinh "vô tư" kẹp ba, kẹp bốn chạy trên đường. Không những thế, còn rồ ga, lượn lách trên đường làm không ít người hoảng sợ. Nhiều lần chị Hòa suýt ngã vì bị giật mình khi nhóm học sinh kia chạy qua.

Mặc dù Thành phố và Sở GD&ĐT đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh chưa đủ điều kiện đi xe máy đến trường nhưng xem ra hiệu quả vẫn chưa như mong muốn. Bởi hình ảnh học sinh mặc áo đồng phục ngang nhiên vi phạm Luật Giao thông vẫn xuất hiện trên nhiều tuyến phố. Việc một bộ phận học sinh Thủ đô thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông không những gây nguy hiểm cho bản thân, người đi đường mà còn làm xấu đi hình ảnh của thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch.


Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Nghỉ trưa dài, học sinh vào… nhà nghỉ

cưới hỏi trọn gói Thái Luân| làng Cầm | Đặng Hà Vân

Nhà nghỉ, công viên, tiệm game bỗng thành địa điểm nghỉ trưa của nhiều học sinh THPT, sau khi thành phố Hà Nội đổi lại giờ học. Các em nghỉ trưa từ khoảng 11h30 và bắt đầu vào học buổi chiều lúc 14h30.
Có 3 tiếng nghỉ trưa, một số học sinh Hà Nội lại nghỉ theo lối... khó ngờ. (Ảnh: Trường Phong)
 
Vào nhà nghỉ, công viên
 
Hơn 11h trưa, trường THPT T.H.Đ (Thanh Xuân, Hà Nội) kết thúc buổi học. Không về nhà như các bạn cùng lớp, hai học sinh (một nam, một nữ) mặc đồng phục, tay trong tay, vai đeo cặp, đi dạo quanh vài con phố gần trường trước ánh mắt dò xét, tò mò của nhiều người, trong đó có không ít bạn cùng trang lứa.
 
Đến chỗ khuất, thấy vắng người qua lại, chàng kéo nàng vào lòng, trao vội nụ hôn… Vòng qua vòng lại các con phố vài lần, chàng dẫn nàng đến trước cửa một nhà nghỉ. Chầm chậm, hai người cùng tiến vào, nhưng đến sát cửa, suy nghĩ thế nào, cô nàng lại kéo bạn trai trở ra.
 
Đã đôi lần cặp học sinh trường THPT T.H.Đ định rẽ vào nhà nghỉ, nhưng lại quay ra. (Ảnh: Trường Phong)
 
Tiếp tục dạo phố, cặp đôi vài lần “dòm ngó” nhà nghỉ, nhưng thấy có người lớn đi qua, họ lại dìu nhau dạo phố tiếp… Lúc sau, chàng dắt nàng vào quán cơm ăn trưa, sau đó lấy xe, chở người yêu đến một quán cà phê ngồi tâm sự. 14h, cặp đôi cùng trở về khu vực trường học.
 
11h, ngoài cổng một trường THPT trên đường Giải Phóng – Hà Nội lác đác vài bậc phụ huynh chờ đón con. Mọi sự chú ý đổ dồn vào một nam thanh niên đầu trần trên xe Wave alpha, đứng đợi từ lâu. Tan trường, rất nhanh, hai cô nàng tóc vàng, môi đỏ, mặc đồng phục nhảy lên kẹp ba với nam thanh niên nọ, phóng như bay về phía Ngọc Hồi (Thanh Trì). Họ rủ thêm hai “chiến hữu tuổi teen”, rồi cùng phóng ngược về phía bến xe Giáp Bát. Đầu trần, nhóm này lạng lách đánh võng, tạt đầu ô tô…
 
Vừa đến bến xe Giáp Bát, cả nhóm quay đầu, lại tiếp tục vừa phóng, vừa lạng lách về khu vực thôn Yên Ngưu (Tam Hiệp, Thanh Trì). Đi qua cổng trường, hai cô nàng còn vênh mặt nhìn chúng bạn với con mắt coi thường. Hai nữ sinh cùng nam thanh niên ghé vào một quán phở, ăn trưa, trước khi “hạ cánh” vào một ngôi nhà ba tầng trong xóm. Ngoài cửa, treo biển “Nhận cầm đồ”, nhưng không thấy hoạt động, cửa đóng im ỉm.
 
 
Gần 14h, hai nữ sinh đi ra, nam thanh niên lúc sáng lại chở hai cô về cổng trường, tất nhiên, cũng với tốc độ chóng mặt.
 
Ngồi tâm sự ở hồ Văn Quán đến sát giờ học, cô gái vội vàng lấy áo đồng phục, yêu cầu bạn trai chở về trường. (Ảnh: Trường Phong)
  
Tại một điểm khác lúc hơn 12 giờ, trời mưa phùn, gió rét. Đôi nam nữ ngồi ôm hôn nhau bên bờ hồ Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội). Chiếc xe đạp điện dựng bên cạnh, giỏ xe đựng cặp sách học trò, và áo đồng phục.
 
14h, sắp đến giờ học, nam thanh niên vội vàng nổ máy xe, cô gái lấy đồng phục ra, rồi phóng về trường THPT L.Q.Đ (Hà Đông – Hà Nội). Đến cổng trường, nàng nhảy xuống, khoác vội cái áo đồng phục lên người đi vào trường, chàng quay đầu xe, phóng thẳng, không quên dặn “Vào học đi nhé, tối anh đến đón”. 

Say game, quên cơm

Tan trường, trong khi các bạn về nhà ăn cơm cùng gia đình, nhiều học sinh trường THPT T.H.Đ (cả nam và nữ) vòng qua vài ngõ ngách rồi tạt ngay vào quán Internet gần trường. Càng lúc, học sinh càng kéo vào đông. Không còn máy, nhiều học sinh sẵn sàng đứng chờ, ngồi xem bạn chơi chờ đến lượt. Chat, Audition, Half life, Đế chế, Đột kích, Play station… đủ trò. Chửi bậy, cãi nhau…đủ kiểu.

Nhiều học sinh bỏ cả cơm trưa, lao vào chơi game chờ buổi học chiều. (Ảnh: Trường Phong)
 
Một số nam sinh chậm chân, vì sau khi ăn trưa mới tìm đến quán. Không còn máy, cả nhóm lại lích kích đạp xe ngược lại, vòng qua vài con phố, đến quán net khác, không quên để lại một câu lầm bầm, than đen đủi.
 
13h30, thấy bụng đã réo, một nam sinh trong quán cất giọng hỏi: Có gì ăn được không, mày? Cậu bạn bên cạnh lôi ra hai hộp sữa, bảo: Uống tạm, tí nữa ra ăn sau! Uống xong hai hộp sữa, hai cậu học trò lại dán mắt vào màn hình chơi trò Đế chế.
 
14h20, hàng loạt học sinh chạy khỏi quán net, sà vào quán bún riêu ngoài cổng trường. Ăn vội được nửa bát, thấy bạn gọi điện, cả nhóm chạy vội vào trường. Giờ học buổi chiều bắt đầu.
 
Phụ huynh và thầy cô cùng lo
 
Trao đổi về vấn đề này, thầy Đỗ Đức Hòa – Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung (Đống Đa) cho biết, từ ngày đổi giờ học, bản thân các thầy cô cũng rất lo.
 
Bình thường, giờ nghỉ buổi trưa chỉ kéo dài khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Em nào nhà gần thì về ăn cơm cùng gia đình, nhà xa thì ăn cơm quán rồi quay trở lại trường học, nghỉ một chút là vừa đủ thời gian. Nhưng theo lịch học mới, khoảng cách giữa hai buổi học sáng và chiều quá lớn. “Chúng tôi rất lo việc một bộ phận học sinh sa ngã vào tệ nạn, đua đòi với bạn bè, nghiện điện tử… – Thầy Hòa nói.
 
Cũng theo thầy Hòa, một số học sinh lợi dụng việc đổi giờ học, nói dối bố mẹ ở trường chờ học buổi chiều rồi đi chơi cùng bạn trai, sa vào yêu đương, bỏ bê học tập…

Việc học sinh có sa ngã hay không vào các trò chơi, yêu đương phần lớn phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em, chứ không phải do giờ giấc”. - Thầy Trần Anh Tuấn. 

 
Thầy Trần Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) cho rằng, thời gian nghỉ giữa hai buổi quá dài phần nào tạo điều kiện để một bộ phận học sinh vốn ham chơi có thêm thời gian chơi bời, lêu lổng. Tuy nhiên, thầy Tuấn cho rằng, việc học sinh có sa ngã vào các trò chơi, yêu đương hay không phần lớn phải phụ thuộc vào suy nghĩ, hiểu biết của chính các em.
 
Thầy Tuấn cho biết thêm, hiện rất băn khoăn trước thông tin nhiều nữ sinh của trường bị thanh niên trong làng trêu chọc, do tan học về muộn, đi qua khu vực đường làng không có đèn.
 
“Ở khu vực ngoại thành, đường sá đi lại khó khăn, nhiều em nhà xa tới 7, 8 km, mà tan học từ 19h thì muộn quá, đi đường không đảm bảo an toàn cho các em. Bây giờ điều chỉnh xuống 18h cũng vẫn muộn. Chúng tôi đang kiến nghị cho những trường như THPT Ngọc Hồi được linh động hơn về mặt giờ giấc” - thầy Tuấn nói.
 

Trao đổi với phóng viên, nhiều bậc phụ huynh vẫn rất lo ngại. Tan trường lúc trời đã tối, lại phải đạp xe, vượt đường dài về nhà. Chị Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) có con gái học trường THPT Quang Trung (Hà Nội) cho biết, đợt này con gái chị nhiều hôm phải học hai buổi sáng, chiều. Chị rất sợ con gái nói dối bố mẹ để đi chơi, tụ tập, bỏ bê học hành. Bởi vậy, dù bận, trưa nào chị cũng đi đón con về cho yên tâm. 

 
Theo Trường Phong