Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

DỊCH VỤ HỖ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TẠI LUẬT Á CHÂU


TƯ VẤN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI LUẬT Á CHÂU

1. Các Luật sư của chúng tôi thực hiện các hoạt động tư vấn như sau:

+ Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và chính sách đầu tư theo luat dau tu tại Việt Nam; Nghiên cứu và xem xét các hồ sơ do khách hàng cung cấp;
+ Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và tu van luat hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Lập Hồ sơ xin đăng ký đầu tư và các ưu đãi đầu tư;
+ Lập Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư và các ưu đãi đầu tư ;
+ Tư vấn đầu tư dự án, tu van luat các dự án chi tiết;- Tham gia đàm phán, xây dựng các Hợp đồng liên doanh, Hợp tác kinh doanh

2. Chúng tôi đại diện tại Cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư, giải trình dự án đầu tư, và các công việc khác liên quan đến thủ tục đầu tư.


II. DỊCH VỤ HỖ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TẠI LUẬT Á CHÂU

1. Các dịch vụ hỗ trợ

+ Xây dựng hồ sơ nội bộ và hướng dẫn các thủ tục thuế, quản trị doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, lao động, hợp đồng ……………
+ Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí qua http://luatachau.vn
+ Ưu đãi cho những lần sử dung dịch vụ tiếp theo
+ Tư vấn miễn phí 02 năm kể từ ngày thành lập

2. Nếu bạn có nhu cầu tu van luat để kinh doanh theo đúng luat dau tu. Xin vui lòng liên hệ với luật Á Châu, luật Hoàng Đạo để được tư vấn miễn phí

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Ron rang ngay Festival sinh vien quoc te tren que huong Lenin

Sinh viên Việt Nam đang học tập tại xứ sở Bạch dương không những được tìm hiểu, nghiên cứu về tiếng Nga mà còn thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ bổ ích và lý thú.

Những hoạt động như thế này còn là dịp để du học sinh Việt thể hiện bản sắc dân tộc và giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế.

Ngày 30/3 tại hội trường khoa văn hóa và nghệ thuật, trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Ulyanovsk đã tổ chức Festival tiếng Nga dành cho các du học sinh đang theo học khóa học dự bị. Đây là hoạt động văn hóa lớn trong năm của trường bên cạnh các buổi dã ngoại thăm quan bảo tàng, triển lãm, nhà hát với sự tham gia của sinh viên đến từ 10 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Banglades, Turkmenistan, Mozambic….

Festival tiếng Nga là hoạt động thường niên của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Ulyanovsk diễn ra vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 hàng năm. Đây là dịp để sinh viên các nước giao lưu văn hóa, trau dồi và củng cố thêm tình yêu đối với tiếng Nga. Ngoài việc thể hiện một ca khúc, một điệu múa truyền thống của dân tộc mình, các bạn sẽ đọc thơ, diễn kịch và hát những ca khúc bằng tiếng Nga. Hoạt động văn hóa này càng có ý nghĩa hơn khi hướng tới kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ nổi tiếng nước Nga Viktor Goncharov.

Du học sinh Việt tự tin trình diễn trên sân khấu
Nhóm sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây đã mất một tháng để chuẩn bị các tiết mục dự thi. Sau giờ học, những sinh viên này thường ở lại hội trường cùng giáo viên người Nga tập luyện. Các bạn chọn một bài hát tiếng Việt sôi nổi, vui nhộn để giới thiệu hình ảnh năng động của những người Việt trẻ, một ca khúc truyền thống của Nga và một vở kịch ngắn.

25 tiết mục tham gia biểu diễn tại Festival tiếng Nga đã lần lượt giới thiệu những nét đặc trưng về đất nước, văn hóa và con người của cả 10 quốc gia có sinh viên đang theo học tại Ulyanovsk. Người xem được hòa mình vào những điệu nhảy mạnh mẽ, hoang dại của sinh viên đến từ các nước Châu Phi; nét mềm mại, uyển chuyển trong điệu múa dân tộc của những cô gái đến từ Turkmenistan; vẻ thân thiện, dễ mến và chân thành của những du học sinh Việt Nam.

Đinh Giang - sinh viên khóa dự bị tiếng Nga chia sẻ: " Tất cả các thành viên trong nhóm chỉ mới thật sự làm quen với tiếng Nga được 5 tháng nên ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lúc bọn mình bất đồng ý kiến và không tìm được tiếng nói chung. Nhưng được sự động viên của thầy cô và bạn bè, cả nhóm đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt phần thi của mình. Nhóm mình còn vinh dự khi được Ban giám khảo đánh giá là có phần thể hiện bài hát tiếng Nga tốt nhất".

Hoạt động văn hóa này không đơn thuần chỉ là một cuộc thi, nó còn góp phần xây đắp tinh thần đoàn kết giữa sinh viên các nước. Giang Thị Thơm – giọng ca chủ lực của du học sinh Việt tâm sự: "Chỉ đến khi tham dự Festival tiếng Nga, chúng em mới có dịp làm quen và biết rõ hơn về truyền thống văn hóa, lịch sử của các nước. Các bạn sinh viên không chỉ thân thiện mà còn rất tài năng trong việc thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nhờ hoạt động này mà cả nhóm đã mạnh dạn và tự tin hơn trong việc giao tiếp tiếng Nga".

Chỉ còn khoảng hơn hai tháng nữa là những sinh viên này sẽ hoàn thành khóa học tiếng Nga và chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc năm dự bị. Đây sẽ là những kỷ niệm đẹp trong chặng đường 5 năm tại xứ sở bạch dương của các du học sinh Việt Nam.

Một số hình ảnh của du học sinh Việt Nam tại Festival tiếng Nga của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Ulyanovsk:

Duyên dáng trong trang phục truyền thống của Nga

Chụp ảnh cùng bạn bè quốc tế

..và giáo viên

Các thiếu nữ và chàng trai "Nga"

Cùng các bạn SV châu Phi

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Thi tot nghiep nam 2012 Nguoi mung, nguoi lo

(Dân trí)-Trong khi HS các thành phố lớn lo lắng bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT có cả 2 môn xã hội là Địa và Sử thì HS vùng cao lại khá thoải mái bởi đã có sự chuẩn bị từ đầu năm học. Chủ trương học đều, phân loại đối tượng… được nhiều Sở GD-ĐT áp dụng.

HS thành phố: Chạy đua với môn Lịch sử

Theo GS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội thì việc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3/6 môn thi thuộc lĩnh vực xã hội là chuyện bình thường vì HS nên học gì thi đó chứ không theo cách thi gì học nấy. Các môn đã học, các em nên xác định đều có thể thi và học tập đàng hoàng để đánh giá kiến thức ở mức hoàn thành.


HS thành phố phải chạy đua với thời gian để ôn tập môn Địa và Sử.

Nói là vậy nhưng trên thực tế, hầu hết HS thành phố đều nhắm vào mục tiêu "thi đỗ ĐH" nên từ học kỳ II đến giờ chủ yếu tăng tiết ôn tập 3 môn chắc chắn sẽ có trong kì thi tốt nghiệp THPT (Toán, Ngoại Ngữ và Văn học), 3 môn còn lại thì đợi Bộ GD-ĐT công bố thì mới bắt tay vào "chạy đua".

TS Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) chia sẻ: "Quan điểm của các trường là yêu cầu HS không được học lệch, học tủ. Việc Bộ GD-ĐT chọn Địa và Sử trong kì thi năm nay không khiến nhiều HS bất ngờ. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc ôn tập tốt thì trong tuần tới trường sẽ đẩy nhanh việc hoàn thành chương trình chính khóa. Sau đó sẽ cho HS ôn tập hai môn học này".

Cũng theo TS Lâm, với môn Địa Lý thì khâu ôn tập sẽ nhanh hơn bởi các em được phép sử dụng bảng Atlat. Thầy cô chỉ cần hướng dẫn các em rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat tốt thì việc kiếm điểm trung bình không quá khó.

Đối với môn Lịch sử thì liên quan đến con số, mốc thời gian… nên việc ôn tập phải được đầu tư nhiều hơn. Với việc ở chương trình chính khóa chỉ học 1-2 tiết/mỗi tuần nên chắc chắn thời gian tới, thầy cô phải lên phương án ôn tập hiệu quả cùng với việc tăng thêm tiết để đảm bảo hoàn thành việc ôn tập trước khi kỳ thi diễn ra.

Nếu để ý xu hướng chọn ngành những mùa tuyển sinh gần đến cho thấy, phần lớn thí sinh đều chọn các ngành thi khối A, B. Đối với khối C thì tỷ lệ chiếm ở một phần hết sức khiêm tốn. Qua đó cho thấy HS ngày nay, đặc biệt ở các thành phố chú trọng vào các môn tự nhiên nhiều hơn xã hội. Đây cũng vấn đề mà nhiều thầy cô dạy ở các trường THPT thành thị lo lắng ở kì thi năm nay. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều thầy cô ở Hà Nội, Hải Phòng…, nếu chịu khó thì những HS học lệch vẫn còn đủ thời gian để bổ sung kiến thức để có thể đạt điểm tối thiểu ở mức trung bình.

"Bản thân em và không ít bạn dùng phương pháp loại trừ để loại trừ những môn không thi. Chính vì thế nên khi nghe tin thi hai môn Địa và Sử ai cũng bất ngờ bởi đây là những môn mà gần đây liên tục thi. Tuy nhiên với thời gian còn hơn hai tháng đủ vẫn kịp để bọn em ôn tập, quan trọng là đầu tư môn Lịch sử bởi môn này mà không học thì chắc chắn là cắn bút!" - em Hoàng Văn Hưng, HS lớp 12 một trường THPT ở ngoại thành Hà Nội chia sẻ.

HS vùng cao: Không ngại môn xã hội

Khi được hỏi có bất ngờ về việc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay xuất hiện nhiều môn thi xã hội, ông Lê Văn Quý - Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên chia sẻ: "Việc thi môn nào đối với HS Điện Biên giờ đây không quan trọng bởi các trường đều định hướng các em học đều các môn".

Cùng chung quan điểm này, ông Hoàng Đức Minh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu bày tỏ sự hoan hỉ: "Việc xuất hiện nhiều môn thi xã hội sẽ khiến cho nhiều HS vùng cao phấn khởi hơn, bởi các em chỉ cần chịu khó học thì không khó để đỗ tốt nghiệp. Nếu có nhiều môn tự nhiên thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi các môn này mà không biết thì không thể làm được bài".

Sở dĩ nhiều địa phương vùng cao, vùng khó giờ đây không còn phải lo lắng với kì thi tốt nghiệp THPT bởi nhiều trường THPT vùng cao tổ chức ôn tập và phụ đạo HS yếu kém ngay từ đầu năm. Quan trọng hơn là tâm lý nhiều em xác định đích đến đầu tiên là kì thi tốt nghiệp THPT sau đó mới tính đến kì thi ĐH, CĐ.

"Ngay từ đầu năm học, Lai Châu đã tổ chức ôn tập cả 8 môn học, trong đó chú trọng đến việc phân loại HS để đảm bảo phát huy được môn thế mạnh và cố gắng đạt điểm ở mức vừa phải đối với môn khó có khả năng. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố môn thi thì loại bớt hai tiếp tục phân loại một lần nữa để tổ chức ôn tập chuyên sâu thêm" - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu tiết lộ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ riêng Lai Châu mà nhiều tỉnh vùng cao khác đều áp dụng hình thức phân loại đối tượng HS để qua đó đánh giá mức độ cần phải ôn tập cho HS đạt được mức điểm ứng với từng môn thi. Chẳng hạn như nếu em có thế mạnh về môn Toán thì ôn tập chuyên sâu để đạt điểm cao, còn môn mà khả năng không thể đạt được điểm cao thì cố gắng truyền đạt kiến thức cơ bản để đạt điểm 2-3. Miễn làm sao tổng số điểm (điểm môn thi và điểm khuyến khích) đạt ở ngưỡng đỗ tốt nghiệp.
Với cách thực hiện hiệu quả như vậy nên nhiều năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT vùng cao liên tục tăng. Tất nhiên số HS đạt tốt nghiệp loại khá, giỏi ở mức khá khiêm tốn mà phần lớn đều đỗ ở loại trung bình.
Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) thì Sở GD-ĐT cần chỉ đạo các trường THPT triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng HS nhằm tổ chức tốt việc ôn tập cho HS lớp 12, nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Về phía các trường THPT, cần chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời. Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, SGK theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, nhà trường và GV cần tổ chức tốt việc ôn tập cho HS theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các chương, bài khác nhau; đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập.

Bên cạnh đó, GV bộ môn cần chú trọng hướng dẫn HS biết cách phân tích đề thi, cách trình bày bài thi theo đặc thù từng môn thi, hình thức thi; chuẩn bị cho các em tâm lý tự tin trước khi bước vào kỳ thi.

"Một vấn đề cũng rất quan trọng là các nhà trường, GV chủ nhiệm, GV bộ môn cần hết sức chú trọng khâu thu nhận thông tin phản hồi về những thuận lợi, khó khăn và kết quả ôn tập của từng HS, từng lớp, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong việc chỉ đạo và tổ chức ôn tập cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ôn tập" - ông Chuẩn nhấn mạnh.

Nguyễn Hùng


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Top 10 van de cua gioi tre My hien nay

Bước vào thiên niên kỷ mới cũng là lúc mỗi chúng ta nhận ra nhiều vấn đề đáng lo ngại mà giới trẻ đang phải đối mặt hiện nay. Một số vẫn diễn ra hàng ngày ngay trước mắt chúng ta. Số khác đang có xu hướng mới để bắt kịp với tốc độ phát triền chóng mặt của cuộc sống. Dưới đây là top 10 vấn đề thế hệ trẻ đang phải đương đầu


10. Gia đình đơn thân

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Các rắc rối bắt đầu từ gia đình, Từ những năm 1950, số lượng các gia đình đơn thân tăng đến mức thảm hoạ. Ngày nay, 14 triệu gia đình đơn thân chịu trách nhiệm nuôi dưỡng 28 triệu đứa trẻ. Điều mà từ trước đến nay đều khó khăn với một gia đính có cả cha và mẹ, huống chi chỉ có cha hoặc mẹ.Về kinh tế, gia đình đơn thân có mức thu nhập thấp hơn, đồng nghĩa với việc mất đi nhiều cơ hội trong giáo dục. Và khi không có thời gian cho giáo dục con cái, chúng sẽ trở thành đối tượng của thất học, tăng nguy cơ của quan hệ tình dục và mang thai, nghiện bia rượu và ma tuý…

9. Lạm dụng bia rượu và ma tuý

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Đã có một thời gian trong lịch sử mà hầu hết các diễn viên nam hay nữ xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với điếu thuốc lá trên tay. Dường như, nó được ngầm hiểu rằng hút thuốc là điều cực kỳ mới mẻ. Vì thế mà tất cả mọi người bao gồm cả trẻ em coi đó là "mốt".

Về sau, khi nhận thức về tác hại của thuốc lá tăng lên thì những hình ảnh "mát mẻ" của việc hút thuốc lá đã biến mất. Tuy nhiện, rượu bia và ma tuý lại là những chủ thể trên các phương tiện truyền thông. Đơn giản, vì chúng là hình ảnh khá mát mẻ. Theo con số thống kê, có 41% học sinh trung học sử dụng cồn. Trẻ em đang đặt mình trong tình trạng mê mụ. Những hành vi như say rượu lái xe, đói nghèo, bạo lực và chống xã hội ngày một gia tăng.

8. Trưởng thành quá nhanh

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Có một khoảng thời gian mà trẻ em thích là chính mình. Tuy nhiên, ngày nay khi trẻ còn rất nhỏ, chúng đã phải tham gia các hoạt động dành cho thanh niên. Giống với rượu bia và ma tuý, tình dục cũng trở thành vấn đề rất phổ biến. Phim ảnh, tivi, internet hay bất cứ nơi nào có thể biến một đứa trẻ trở thành anh/ chị có hình ảnh cực kỳ gợi cảm.

Trên thực tế, toàn bộ các chương trình truyền hình trực tiếp đưa trẻ đối mặt với tình dục. Âm nhạc cũng là một thủ phạm bởi lời bài hát luôn ám chỉ về quan hệ tình dục. Trẻ em có khái niệm về tình dục sớm hơn khoảng từ 10 đến 11 tuổi, đồng nghĩa với tỉ lệ teen mang thai tăng. Quan niệm về thời thơ ấu hoàn toàn bị phủi bay.

7. Bạo lực học đường

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Giáo dục trẻ em là nền tảng vững chắc cho họ bước ra thế giới và xây dựng cuộc sống. Đó là lý do vì sao trường học được đáng giá là một thiên đường học tập an toàn, trang bị hành trang bước vào đời cho mỗi bé.

Tuy nhiên, với mức thu nhập thấp hay ở vùng ngoại ô, trường học lại trở thành khu vực của chiến tranh. Chúng tôi không đề cập đến trẻ bị bắt nạt mà hơn nữa là hành vi bạo lực nghiêm trọng. Trong thập kỷ qua đã ó 284 trẻ em bị giết vì bạo lực học đường có sung, đánh nhau và tự tử, Trưởng thành là giai đoạn quá đủ những khó khăn nếu không phải lo lắng vì bị giết khi đến lớp học.

6. Vật chất

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Chúng ta đang sống trong xã hội đề cao chủ nghĩa vật chất, chính điều này mang đến cho trẻ những thói quen xấu. Chúng ta dạy trẻ biện pháp để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống bằng giá trị những thứ mà bạn có. Trẻ tự nhiên muốn có mọi thứ, đặc biệt là những đồ tương tự của bạn bè. Tất nhiên, nếu trong khả năng tài chính thì các bậc phụ huynh sẵn sàng đáp ứng ngay yêu cầu của con em mình. Chẳng nhẽ không ai đưa ra bất kỳ thắc mắc gì về một khoản nợ 15.000 đô của một thanh niên.

Điều này cũng dễ hiểu bởi tư tưởng luôn có được những gì mình muốn và muốn có đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi chúng ta từ rất nhỏ. Và sau này những hậu quả nghiêm trọng sẽ còn tiếp tục tái diễn trong cuộc sống của họ.

5. Béo phì

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Trẻ em đang ngày một béo lên. Theo số liệu thống kê gần đây, khoảng 20% trẻ em Mỹ béo phì. Không phải mũm mĩm mà là bép phì. Nguyên nhân bắt nguồn từ các trò chơi video, tivi, internet và đồ ăn nhanh. Trẻ em sử dụng nhiều thời gian để ngồi trước màn hình tivi/ máy tính hơn là việc chạy ra ngoài. Lối sống ít vận động này đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như: thừa cân, huyết áp cao, tiểu đường và một số bệnh liên quan đến béo phì. Về cả tâm lý và thể chất, béo phì có thể giải quyết bởi việc tăng hoạt động và nhận thức.

4. Chênh lệch giáo dục

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Một nền giáo dục tốt sẽ mang lại cho trẻ nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề trường này tốt hơn trường kia, mà hơn nữa chúng tôi muốn đề cập đến việc toàn bộ các trẻ em Mỹ đều từ chối nền giáo dục thích hợp. Đây là hành trang để giúp các em cạnh tranh công bằng trong môi trường làm việc chung.

Chênh lệch về chất lượng giáo dục được khoanh định theo chủng tộc và tình hình tài chính. Nếu bạn sống ở một vùng quê nghèo hay là dân tộc thiểu số, bạn đều được tạo điều kiện tốt nhất để đến trường.

Trong khi người châu Á và người Da trắng có tỷ lệ tốt nghiệp cao, người Mỹ gốc Phi và Mỹ Latin tiếp tục tụt lại phía sau. Không có gì ngạc nhiên bởi cơ hội không đến với những người bỏ học, hơn nữa hao nhóm này có tỷ lệ ngồi tù cao nhất.

3. Chuyển dịch kinh tế

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Mỹ đã duy trì đất nước bằng việc tạo ra sản phẩm của chính mình qua sản xuất và quay vòng, rồi bán sản phẩm. Nền kinh tế đang chuyển dịch từ nền công nghiệp sản xuất sang công nghiệp dịch vụ.

Để cắt giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, các công ty buộc phải thuê sản xuất ở nước ngoài – những nơi có chi phí lao động thấp hơn nhiều. Số khác thì mở văn phòng diện ở nước ngoài để giảm chi phí lao động. Không chỉ có Mỹ trả lương cho công việc dịch vụ thấp hơn lao động chân tay, cũng bởi kinh tế Mỹ là nền kinh tế toàn cầu.

Ví dụ, những gì xảy ra tại Nhật và Iraq có thể làm thay đổi giá thị trường chứng khoán, gas/dầu, và nhiều sản phẩm khác. Điều đó có ảnh hưởng gì đến giới trẻ? Họ không thể tốt nghiệp, thậm chí là bỏ học vì lương quá thấp.

Các công việc không đòi hỏi kinh nghiệm thì không có cơ hội tăng lương.Đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt, Trước kia, học sinh trung học có thể tốt nghiệp và đi làm ở một nhà máy địa phương cho đến khi nghỉ hưu nhưng vẫn sống tốt. Họ không nhất thiết cần phải có bằng đại học để sinh tồn. Nhưng giới trẻ ngày nay đã tốt nghiệp đại học với vô số các chứng chỉ mà vẫn không thể tìm được công việc có mức lương phù hợp trang trải cuộc sống.

2. Nghèo

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Mức nghèo liên bang đạt 22.050 đô cho một gia đình 4 người, trương đương với 21% được co là nghèo. Chi phí cơ bản cho một gia đình 4 người cần phải có mức lương 45.000 đô, đông nghĩa với 50% trẻ em đang sống trong đói nghèo. Một nửa trong số chúng không nhận được trợ cấp từ Chính phủ vì cha mẹ chúng có thể kiến được 22.050 đô.

Theo Trung tâm quốc gia về đói nghèo trẻ em (NCCP), đói nghèo là mối đe doạ lớn nhất tới phúc lợi của trẻ nhỏ. Nghèo đói gây ảnh hưởng tới học tập, gây ra các vấn đề xã hội. Chẳng có thu nhập nào có thể chống lạ những vấn đề này. Mẹ không đủ khả năng kèm cặp con cái; Cha không thể trở thành nhà tư vấn.

Đây là một cơ hội lớn cho xã hội để loại gánh nặng về vật chất và đói nghèo sẽ không phải là vấn đề khi mọi trẻ em đều có được mọi thứ - thay vì những thứ mà chúng muốn. Điều này góp phần giảm bạo lực học đường khi có ít học sinh bị trêu chọc.

1.Mất dần niềm tự hào/ bản sắc dân tộc.

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Nếu hàng năm thế vận hội Olympics được tổ chức thì sẽ chẳng có vấn đề gì. Mà vấn đề nằm ngay trong nước Mỹ. Nhiều người có xu hướng tập trung vào cá nhân thay vì tập thể. Chúng tôi nhìn thấy trẻ em Mỹ béo nhất trong số các quốc gia phương tây, nó không hề "đau". Chúng tôi biết rằng trẻ em Mỹ đẩy nền giáo dục sau cả các nước công nghiệp, chúng tôi không lấy làm lạ. Đấy là kết quả của con em chúng ta khi không được giáo dục, hướng dẫn.

  • Trần Luyến (Theo toptenz.net)
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

IELTS 6.0 co duoc du hoc Ha Lan

TTO - * Em đang có bằng tốt nghiệp 6.49 điểm và bằng IELTS 6.0. Xin hỏi em đủ tiêu chuẩn để du học Hà Lan, lấy bằng thạc sĩ về tài chính chưa? Có cần thêm các điều kiện gì không?

(huynhmai@...)

IELTS 6.0 có được du học Hà Lan?
Các bạn trẻ tìm hiểu thông tin du học do Cộng đồng sinh viên quốc tế (ISN) tổ chức tại TP.HCM ngày 29-2-2012 - Ảnh : N.C.T.

- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International: Để học thạc sĩ tại Hà Lan, điểm tiếng Anh phải đủ IELTS 6.5. Trong trường hợp như bạn, có thể tham dự khoá học dự bị thạc sĩ để chuẩn bị vào khoá chính, các khoá học này rất phổ biến và được thiết kế phù hợp với du học sinh quốc tế.

Bên cạnh đó, mỗi trường sẽ có các yêu cầu đầu vào khác nhau, ví dụ như kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành muốn theo học, điểm GMAT...

Để tìm hiểu thông tin cho các khoá học liên quan đến Finance (Tài chính) và điều kiện của từng trường, bạn có thể tham khảo các website chính thức của các trường hoặc của Tổ chức Hợp tác quốc tế về giáo dục của Hà Lan (www.nesovietnam.org).

* Du học sinh có được phép ở lại sống và làm việc dài hạn sau khi tốt nghiệp?

Nguyễn Hồng Anh (TP.HCM)

- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International : Các quốc gia nói tiếng Anh có chính sách nhập cư thoáng và rộng mở cho du học sinh và người lao động quốc tế là Úc, New Zealand, Canada trong việc làm thêm. Đây là những quốc gia rộng lớn, ít dân và thiếu nguồn lao động - nhất là nguồn lao động trí thức và có tay nghề cao.

Tuy nhiên, các chính sách và quy định có liên quan đều thay đổi theo từng năm nên cần theo dõi để cập nhật chính xác. Ngoài ra việc áp dụng các chính sách và quy định định cư này cũng có nhiều điểm cần lưu ý, nhất là với những người chưa am hiểu nhiều về các chính sách nhập cư, di trú; các gia đình cần tìm hiểu thật cẩn thận, tìm thông tin từ các nguồn chính quy như các phòng và bộ phận phụ trách di trú và nhập cư của đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước tại Việt Nam. Không nên nghe những lời bàn tán, đồn thổi của dư luận để tránh bị lợi dụng dẫn đến tốn kém thời gian và tiền bạc.

Bạn có thể liên hệ các trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế chuyên nghiệp, có uy tín để luôn được cập nhật các thông tin về chính sách dành cho du học sinh sau khi tốt nghiệp như ở lại làm việc lấy kinh nghiệm, làm việc và sinh sống dài hạn cũng như các chính sách di trú và nhập cư theo các diện khác.

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Nhung luu y quan trong khi lam thu tuc du thi DH, CD 2012

Ngày 15/3, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2012, để tránh những sai sót đáng tiếc, trong Quy chế tuyển sinh 2012, Bộ GD-ĐT đã quy định rất rõ về thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi, thí sinh cần lưu ý.

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ 2012
Thí sinh cần đọc kỹ Quy chế tuyển sinh trước khi làm hồ sơ ĐKDT.

Dự thi trường nào làm hồ sơ đăng ký dự thi trường đó

Thí sinh dự thi tại trường nào thì làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào trường đó; Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác).

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Những thí sinh này chỉ được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH;

Thí sinh dự thi vào ngành năng khiếu, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi, được đăng ký xét tuyển vào đúng ngành đó của những trường có nhu cầu xét tuyển, nếu đúng vùng tuyển quy định của trường và có các môn văn hoá thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0), được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi CĐ ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ cao đẳng của các trường đại học còn chỉ tiêu xét tuyển, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường CĐ tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh. Những thí sinh này được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH.

Mỗi túi hồ sơ ĐKDT có 2 phiếu đăng ký xét tuyển

Hồ sơ ĐKDT gồm có: Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2. Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường). Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).

Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các Sở GD-ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển.

Đối với thí sinh là đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề (hệ THCS) phải có xác nhận đã học đủ khối lượng và thi đạt các môn văn hoá THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Hồ sơ ĐKXT gồm có: Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức thi cấp; Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

Thí sinh được nộp hồ sơ ĐKDT tại trường

Về thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và cước phí vận chuyển hồ sơ tại nơi tiếp nhận theo quy định của Sở GD-ĐT. Các Sở GD-ĐT sẽ chuyển hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT cho các trường. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT theo quy định của Sở GD-ĐT, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT trực tiếp tại trường.

Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp sửa chữa, bổ sung. Những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông; đoạt giải hoặc đẳng cấp thể dục thể thao, nghệ thuật, nộp thêm giấy chứng nhận đoạt giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự thi.

Hồ sơ ĐKXT được nộp qua đường bưu điện

Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT: Theo đúng thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh.

Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.

Theo Hồng Hạnh (DT)

Theo tintuc.xalo.vn

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Doi gio hoc, gio lam Loay hoay ung pho

– Sáng nay (1/2), Hà Nội đã thực hiện thay đổi giờ làm, nhiều gia đình đã phải loay hoay tìm cách để thích nghi với giờ giấc sinh hoạt mới.

Đổi giờ học, giờ làm: Bộn bề lo lắng
Đổi giờ học, 'phút 89' vẫn lơ mơ

Bố mẹ đều đi sớm về muộn, ai đón con?

Từ ngày 1/2, Hà Nội sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận nội thành và hai huyện là Từ Liêm và Thanh Trì.

Theo đó, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h.

Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h, tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.

Thay đổi giờ học giờ làm khó ở bài toán đón con.


Những thông tin này khiến nhiều người hết sức lo lắng, bởi việc không đón được con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống của họ.

Chị Liên có chồng làm CSGT ở quận Đống Đa và bản thân chị cũng là một giáo viên cấp 3. Theo phương án đổi giờ học giờ làm, chồng chị phải đi làm từ trước 6h sáng (vì 6g sáng là bắt đầu làm), còn chị phải đi làm muộn nhất lúc 6h30 sáng vì trước 7h đã bắt đầu vào dạy.

"Như vậy 2 con nhỏ không có người đưa đón, vì một cháu mầm non, một cháu tiểu học đều bắt đầu vào học từ 8h sáng. Nếu cha mẹ đã ra khỏi nhà từ hơn 6h sáng thì không thể đảm đương nổi việc này.

Chiều đến, nhà trẻ cũng chỉ trông các cháu muộn nhất là 17h30, trong khi đó tôi dạy cấp 3, 19h tối mới xong việc. Giả sử có nhờ người đón được về giúp thì ai sẽ trông các cháu trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ khi cha mẹ vắng nhà?", chị Liên lo lắng.

Chị Liên cho biết theo giờ giấc cũ thì cứ tầm khoảng 6h chiều là cả nhà đều có mặt đầy đủ, ăn tối lúc 7h và các con ngồi vào bàn học từ 8h, đến 10h30 các con đi ngủ. Nhưng nay đổi theo giờ mới, chắc chắn nề nếp này sẽ bị đảo lộn.

"7h tối tôi mới tan trường, về nhà nhanh nhất là 7h30. Như vậy bỗng dưng mọi mốc sinh hoạt ở trên đều bị kéo lùi 1 tiếng rưỡi. Vậy là các con đi ngủ lúc 12g đêm, không đảm bảo sức khỏe, còn cha mẹ giờ đó mới lại chuẩn bị tài liệu, giáo án cho công việc ngày hôm sau thì quả là bất hợp lý quá", chị Liên nói.

Nếu sinh hoạt với lịch này, chị Liên cho biết có lẽ sẽ không thể khớp được để cho con đi học thêm các lớp ngoại ngữ hoặc kỹ năng sống khi cảm thấy cần thiết. Bản thân chị cũng không dám nhận làm thêm việc gì nếu cứ duy trì tình trạng như trên.

Việc đổi giờ học của con cái tất yếu kéo theo sự xáo trộn của cha mẹ. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khi trả lời báo chí cũng nhận định nhóm học sinh bị tác động nhiều nhất và kéo theo khoảng hơn 1 triệu gia đình cũng ảnh hưởng theo.

Rất nhiều sinh viên khi hay tin trường mình học từ 6h30 sáng đã tỏ ra khá lo lắng. Để tiết kiệm chi phí, sinh viên thường thuê nhà xa trường, đi xe buýt. Nếu học từ 6h30, họ sẽ phải đi từ 5h30 hoặc 5h45 thì mới kịp.

Lê Thị Thúy, SV trường Đại Học Kinh doan và Công Nghệ, nhà ở Gia Thụy, Long Biên (Hà Nội) cho biết: Trước đây 7h trường vào học nên Thúy thường dậy vào lúc 5h30 nay 6h30 đã vào học thì chắc chắn Thúy sẽ phải dậy sớm hơn thường ngày.

Thúy nói, "nhà cách xa trường, em phải dậy sớm chuẩn bị và đi xe buýt đến trường phải mất hơn một giờ đồng hồ nên nếu từ ngày mai (1/2) nhà trường vào học lúc 6h30 thì chắc chắn em sẽ khó tránh khỏi việc đi học muộn".

Loay hoay tìm giải pháp ứng phó


Việc Hà Nội thay đổi giờ học, giờ làm để giảm áp lực giao thông giờ cao điểm chắc chắn sẽ gây đảo lộn cuộc sống đồi với nhiều hộ gia đình, nhất là những gia đình có con nhỏ.

Tuy nhiên, vì lợi ích chung nhiều gia đình đành phải tìm cách ứng phó để hạn chế cuộc sống đến mức tối thiểu.

Vì lợi ích chung, nhiều hộ gia đinh Hà Nội đang phải loay hoay ứng phó khi thay đổi giờ học, giờ làm.


Chị Thu Hường ở Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội) cho biết: Anh chị hiện mới chỉ có một con nhỏ đang học mầm non. Theo phương án đổi giờ học, giờ làm mới vợ chồng chị sẽ làm từ lúc 8h đó cũng là lúc con chị bắt đầu vào học.

Việc giờ học của con trùng với giờ làm của cả 2 vợ chồng khiến cho việc đưa con đến trường của vợ chồng chị Hường gặp khó khăn khi từ nhà đến công sở làm việc phải mất gần một giờ đồng hồ.

Chị Hường nói: "7h30 nhà trường mới đón nhận con, nhưng 8h cả hai vợ chồng đã phải vào làm, trong khi từ nhà đến nơi làm phải mất cả giờ đồng hồ nên chắc chắn sẽ không thể thu xếp đưa con đến trường rồi mới đi làm được".

Để khắc phục khó khăn trên, không còn cách nào khác chị Hường đành phải vận động mẹ chồng ra để đưa con đến trường từ hai ngày nay.

"Vì lợi ích chung trước mắt mình phải tìm khắc phục, và chỉ hy vọng thay đổi giờ học, giờ làm sẽ giảm được ùn tắc giờ cao điểm và rút ngắn được thời gian đi lại, lúc đó vợ chồng tôi có thể đưa con đến trường rồi đi làm vẫn", chị Hường hy vọng.

Vợ chồng chị Lê Thị Ngọc có 2 con nhỏ đang học mầm non và tiểu học. Chị Ngọc, làm việc ở một cơ quan báo chí, công việc của chị thường xuyên phải về muộn, trong khi chồng chị lại là giáo viên cấp 3 và theo kế hoạch đổi giờ học, giờ làm chồng chị sẽ phải "đi sớm về muộn".

Chị Ngọc cho biết, nếu theo phương án đổi giờ học, giờ làm thì vợ chồng chị sẽ hết sức khó khăn trong việc đưa đón con đi học.

"Vì đặc thù công việc sáng mai tôi có thể đưa con đến trường rồi đến cơ quan, nhưng chiều tối thì chắc chắn không thể về sớm được. Thường ngày chiều về chồng đón con vì tôi sẽ về muộn, nhưng từ ngày mai 7h tối chồng mới được về thì không biết ai sẽ đón con thay. Kiểu này không còn cách nào khác là phải tranh thủ thời gian đón con rồi đem việc về nhà làm chứ không còn cách nào khác", chị Ngọc nói.

G.Văn – N.Anh


Theo www.baomoi.com