Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Thi tot nghiep nam 2012 Nguoi mung, nguoi lo

(Dân trí)-Trong khi HS các thành phố lớn lo lắng bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT có cả 2 môn xã hội là Địa và Sử thì HS vùng cao lại khá thoải mái bởi đã có sự chuẩn bị từ đầu năm học. Chủ trương học đều, phân loại đối tượng… được nhiều Sở GD-ĐT áp dụng.

HS thành phố: Chạy đua với môn Lịch sử

Theo GS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội thì việc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3/6 môn thi thuộc lĩnh vực xã hội là chuyện bình thường vì HS nên học gì thi đó chứ không theo cách thi gì học nấy. Các môn đã học, các em nên xác định đều có thể thi và học tập đàng hoàng để đánh giá kiến thức ở mức hoàn thành.


HS thành phố phải chạy đua với thời gian để ôn tập môn Địa và Sử.

Nói là vậy nhưng trên thực tế, hầu hết HS thành phố đều nhắm vào mục tiêu "thi đỗ ĐH" nên từ học kỳ II đến giờ chủ yếu tăng tiết ôn tập 3 môn chắc chắn sẽ có trong kì thi tốt nghiệp THPT (Toán, Ngoại Ngữ và Văn học), 3 môn còn lại thì đợi Bộ GD-ĐT công bố thì mới bắt tay vào "chạy đua".

TS Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) chia sẻ: "Quan điểm của các trường là yêu cầu HS không được học lệch, học tủ. Việc Bộ GD-ĐT chọn Địa và Sử trong kì thi năm nay không khiến nhiều HS bất ngờ. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc ôn tập tốt thì trong tuần tới trường sẽ đẩy nhanh việc hoàn thành chương trình chính khóa. Sau đó sẽ cho HS ôn tập hai môn học này".

Cũng theo TS Lâm, với môn Địa Lý thì khâu ôn tập sẽ nhanh hơn bởi các em được phép sử dụng bảng Atlat. Thầy cô chỉ cần hướng dẫn các em rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat tốt thì việc kiếm điểm trung bình không quá khó.

Đối với môn Lịch sử thì liên quan đến con số, mốc thời gian… nên việc ôn tập phải được đầu tư nhiều hơn. Với việc ở chương trình chính khóa chỉ học 1-2 tiết/mỗi tuần nên chắc chắn thời gian tới, thầy cô phải lên phương án ôn tập hiệu quả cùng với việc tăng thêm tiết để đảm bảo hoàn thành việc ôn tập trước khi kỳ thi diễn ra.

Nếu để ý xu hướng chọn ngành những mùa tuyển sinh gần đến cho thấy, phần lớn thí sinh đều chọn các ngành thi khối A, B. Đối với khối C thì tỷ lệ chiếm ở một phần hết sức khiêm tốn. Qua đó cho thấy HS ngày nay, đặc biệt ở các thành phố chú trọng vào các môn tự nhiên nhiều hơn xã hội. Đây cũng vấn đề mà nhiều thầy cô dạy ở các trường THPT thành thị lo lắng ở kì thi năm nay. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều thầy cô ở Hà Nội, Hải Phòng…, nếu chịu khó thì những HS học lệch vẫn còn đủ thời gian để bổ sung kiến thức để có thể đạt điểm tối thiểu ở mức trung bình.

"Bản thân em và không ít bạn dùng phương pháp loại trừ để loại trừ những môn không thi. Chính vì thế nên khi nghe tin thi hai môn Địa và Sử ai cũng bất ngờ bởi đây là những môn mà gần đây liên tục thi. Tuy nhiên với thời gian còn hơn hai tháng đủ vẫn kịp để bọn em ôn tập, quan trọng là đầu tư môn Lịch sử bởi môn này mà không học thì chắc chắn là cắn bút!" - em Hoàng Văn Hưng, HS lớp 12 một trường THPT ở ngoại thành Hà Nội chia sẻ.

HS vùng cao: Không ngại môn xã hội

Khi được hỏi có bất ngờ về việc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay xuất hiện nhiều môn thi xã hội, ông Lê Văn Quý - Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên chia sẻ: "Việc thi môn nào đối với HS Điện Biên giờ đây không quan trọng bởi các trường đều định hướng các em học đều các môn".

Cùng chung quan điểm này, ông Hoàng Đức Minh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu bày tỏ sự hoan hỉ: "Việc xuất hiện nhiều môn thi xã hội sẽ khiến cho nhiều HS vùng cao phấn khởi hơn, bởi các em chỉ cần chịu khó học thì không khó để đỗ tốt nghiệp. Nếu có nhiều môn tự nhiên thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bởi các môn này mà không biết thì không thể làm được bài".

Sở dĩ nhiều địa phương vùng cao, vùng khó giờ đây không còn phải lo lắng với kì thi tốt nghiệp THPT bởi nhiều trường THPT vùng cao tổ chức ôn tập và phụ đạo HS yếu kém ngay từ đầu năm. Quan trọng hơn là tâm lý nhiều em xác định đích đến đầu tiên là kì thi tốt nghiệp THPT sau đó mới tính đến kì thi ĐH, CĐ.

"Ngay từ đầu năm học, Lai Châu đã tổ chức ôn tập cả 8 môn học, trong đó chú trọng đến việc phân loại HS để đảm bảo phát huy được môn thế mạnh và cố gắng đạt điểm ở mức vừa phải đối với môn khó có khả năng. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố môn thi thì loại bớt hai tiếp tục phân loại một lần nữa để tổ chức ôn tập chuyên sâu thêm" - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu tiết lộ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ riêng Lai Châu mà nhiều tỉnh vùng cao khác đều áp dụng hình thức phân loại đối tượng HS để qua đó đánh giá mức độ cần phải ôn tập cho HS đạt được mức điểm ứng với từng môn thi. Chẳng hạn như nếu em có thế mạnh về môn Toán thì ôn tập chuyên sâu để đạt điểm cao, còn môn mà khả năng không thể đạt được điểm cao thì cố gắng truyền đạt kiến thức cơ bản để đạt điểm 2-3. Miễn làm sao tổng số điểm (điểm môn thi và điểm khuyến khích) đạt ở ngưỡng đỗ tốt nghiệp.
Với cách thực hiện hiệu quả như vậy nên nhiều năm nay tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT vùng cao liên tục tăng. Tất nhiên số HS đạt tốt nghiệp loại khá, giỏi ở mức khá khiêm tốn mà phần lớn đều đỗ ở loại trung bình.
Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) thì Sở GD-ĐT cần chỉ đạo các trường THPT triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng HS nhằm tổ chức tốt việc ôn tập cho HS lớp 12, nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Về phía các trường THPT, cần chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời. Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, SGK theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, nhà trường và GV cần tổ chức tốt việc ôn tập cho HS theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các chương, bài khác nhau; đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập.

Bên cạnh đó, GV bộ môn cần chú trọng hướng dẫn HS biết cách phân tích đề thi, cách trình bày bài thi theo đặc thù từng môn thi, hình thức thi; chuẩn bị cho các em tâm lý tự tin trước khi bước vào kỳ thi.

"Một vấn đề cũng rất quan trọng là các nhà trường, GV chủ nhiệm, GV bộ môn cần hết sức chú trọng khâu thu nhận thông tin phản hồi về những thuận lợi, khó khăn và kết quả ôn tập của từng HS, từng lớp, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong việc chỉ đạo và tổ chức ôn tập cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ôn tập" - ông Chuẩn nhấn mạnh.

Nguyễn Hùng


Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Top 10 van de cua gioi tre My hien nay

Bước vào thiên niên kỷ mới cũng là lúc mỗi chúng ta nhận ra nhiều vấn đề đáng lo ngại mà giới trẻ đang phải đối mặt hiện nay. Một số vẫn diễn ra hàng ngày ngay trước mắt chúng ta. Số khác đang có xu hướng mới để bắt kịp với tốc độ phát triền chóng mặt của cuộc sống. Dưới đây là top 10 vấn đề thế hệ trẻ đang phải đương đầu


10. Gia đình đơn thân

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Các rắc rối bắt đầu từ gia đình, Từ những năm 1950, số lượng các gia đình đơn thân tăng đến mức thảm hoạ. Ngày nay, 14 triệu gia đình đơn thân chịu trách nhiệm nuôi dưỡng 28 triệu đứa trẻ. Điều mà từ trước đến nay đều khó khăn với một gia đính có cả cha và mẹ, huống chi chỉ có cha hoặc mẹ.Về kinh tế, gia đình đơn thân có mức thu nhập thấp hơn, đồng nghĩa với việc mất đi nhiều cơ hội trong giáo dục. Và khi không có thời gian cho giáo dục con cái, chúng sẽ trở thành đối tượng của thất học, tăng nguy cơ của quan hệ tình dục và mang thai, nghiện bia rượu và ma tuý…

9. Lạm dụng bia rượu và ma tuý

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Đã có một thời gian trong lịch sử mà hầu hết các diễn viên nam hay nữ xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với điếu thuốc lá trên tay. Dường như, nó được ngầm hiểu rằng hút thuốc là điều cực kỳ mới mẻ. Vì thế mà tất cả mọi người bao gồm cả trẻ em coi đó là "mốt".

Về sau, khi nhận thức về tác hại của thuốc lá tăng lên thì những hình ảnh "mát mẻ" của việc hút thuốc lá đã biến mất. Tuy nhiện, rượu bia và ma tuý lại là những chủ thể trên các phương tiện truyền thông. Đơn giản, vì chúng là hình ảnh khá mát mẻ. Theo con số thống kê, có 41% học sinh trung học sử dụng cồn. Trẻ em đang đặt mình trong tình trạng mê mụ. Những hành vi như say rượu lái xe, đói nghèo, bạo lực và chống xã hội ngày một gia tăng.

8. Trưởng thành quá nhanh

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Có một khoảng thời gian mà trẻ em thích là chính mình. Tuy nhiên, ngày nay khi trẻ còn rất nhỏ, chúng đã phải tham gia các hoạt động dành cho thanh niên. Giống với rượu bia và ma tuý, tình dục cũng trở thành vấn đề rất phổ biến. Phim ảnh, tivi, internet hay bất cứ nơi nào có thể biến một đứa trẻ trở thành anh/ chị có hình ảnh cực kỳ gợi cảm.

Trên thực tế, toàn bộ các chương trình truyền hình trực tiếp đưa trẻ đối mặt với tình dục. Âm nhạc cũng là một thủ phạm bởi lời bài hát luôn ám chỉ về quan hệ tình dục. Trẻ em có khái niệm về tình dục sớm hơn khoảng từ 10 đến 11 tuổi, đồng nghĩa với tỉ lệ teen mang thai tăng. Quan niệm về thời thơ ấu hoàn toàn bị phủi bay.

7. Bạo lực học đường

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Giáo dục trẻ em là nền tảng vững chắc cho họ bước ra thế giới và xây dựng cuộc sống. Đó là lý do vì sao trường học được đáng giá là một thiên đường học tập an toàn, trang bị hành trang bước vào đời cho mỗi bé.

Tuy nhiên, với mức thu nhập thấp hay ở vùng ngoại ô, trường học lại trở thành khu vực của chiến tranh. Chúng tôi không đề cập đến trẻ bị bắt nạt mà hơn nữa là hành vi bạo lực nghiêm trọng. Trong thập kỷ qua đã ó 284 trẻ em bị giết vì bạo lực học đường có sung, đánh nhau và tự tử, Trưởng thành là giai đoạn quá đủ những khó khăn nếu không phải lo lắng vì bị giết khi đến lớp học.

6. Vật chất

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Chúng ta đang sống trong xã hội đề cao chủ nghĩa vật chất, chính điều này mang đến cho trẻ những thói quen xấu. Chúng ta dạy trẻ biện pháp để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống bằng giá trị những thứ mà bạn có. Trẻ tự nhiên muốn có mọi thứ, đặc biệt là những đồ tương tự của bạn bè. Tất nhiên, nếu trong khả năng tài chính thì các bậc phụ huynh sẵn sàng đáp ứng ngay yêu cầu của con em mình. Chẳng nhẽ không ai đưa ra bất kỳ thắc mắc gì về một khoản nợ 15.000 đô của một thanh niên.

Điều này cũng dễ hiểu bởi tư tưởng luôn có được những gì mình muốn và muốn có đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi chúng ta từ rất nhỏ. Và sau này những hậu quả nghiêm trọng sẽ còn tiếp tục tái diễn trong cuộc sống của họ.

5. Béo phì

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Trẻ em đang ngày một béo lên. Theo số liệu thống kê gần đây, khoảng 20% trẻ em Mỹ béo phì. Không phải mũm mĩm mà là bép phì. Nguyên nhân bắt nguồn từ các trò chơi video, tivi, internet và đồ ăn nhanh. Trẻ em sử dụng nhiều thời gian để ngồi trước màn hình tivi/ máy tính hơn là việc chạy ra ngoài. Lối sống ít vận động này đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như: thừa cân, huyết áp cao, tiểu đường và một số bệnh liên quan đến béo phì. Về cả tâm lý và thể chất, béo phì có thể giải quyết bởi việc tăng hoạt động và nhận thức.

4. Chênh lệch giáo dục

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Một nền giáo dục tốt sẽ mang lại cho trẻ nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề trường này tốt hơn trường kia, mà hơn nữa chúng tôi muốn đề cập đến việc toàn bộ các trẻ em Mỹ đều từ chối nền giáo dục thích hợp. Đây là hành trang để giúp các em cạnh tranh công bằng trong môi trường làm việc chung.

Chênh lệch về chất lượng giáo dục được khoanh định theo chủng tộc và tình hình tài chính. Nếu bạn sống ở một vùng quê nghèo hay là dân tộc thiểu số, bạn đều được tạo điều kiện tốt nhất để đến trường.

Trong khi người châu Á và người Da trắng có tỷ lệ tốt nghiệp cao, người Mỹ gốc Phi và Mỹ Latin tiếp tục tụt lại phía sau. Không có gì ngạc nhiên bởi cơ hội không đến với những người bỏ học, hơn nữa hao nhóm này có tỷ lệ ngồi tù cao nhất.

3. Chuyển dịch kinh tế

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay


Mỹ đã duy trì đất nước bằng việc tạo ra sản phẩm của chính mình qua sản xuất và quay vòng, rồi bán sản phẩm. Nền kinh tế đang chuyển dịch từ nền công nghiệp sản xuất sang công nghiệp dịch vụ.

Để cắt giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, các công ty buộc phải thuê sản xuất ở nước ngoài – những nơi có chi phí lao động thấp hơn nhiều. Số khác thì mở văn phòng diện ở nước ngoài để giảm chi phí lao động. Không chỉ có Mỹ trả lương cho công việc dịch vụ thấp hơn lao động chân tay, cũng bởi kinh tế Mỹ là nền kinh tế toàn cầu.

Ví dụ, những gì xảy ra tại Nhật và Iraq có thể làm thay đổi giá thị trường chứng khoán, gas/dầu, và nhiều sản phẩm khác. Điều đó có ảnh hưởng gì đến giới trẻ? Họ không thể tốt nghiệp, thậm chí là bỏ học vì lương quá thấp.

Các công việc không đòi hỏi kinh nghiệm thì không có cơ hội tăng lương.Đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt, Trước kia, học sinh trung học có thể tốt nghiệp và đi làm ở một nhà máy địa phương cho đến khi nghỉ hưu nhưng vẫn sống tốt. Họ không nhất thiết cần phải có bằng đại học để sinh tồn. Nhưng giới trẻ ngày nay đã tốt nghiệp đại học với vô số các chứng chỉ mà vẫn không thể tìm được công việc có mức lương phù hợp trang trải cuộc sống.

2. Nghèo

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Mức nghèo liên bang đạt 22.050 đô cho một gia đình 4 người, trương đương với 21% được co là nghèo. Chi phí cơ bản cho một gia đình 4 người cần phải có mức lương 45.000 đô, đông nghĩa với 50% trẻ em đang sống trong đói nghèo. Một nửa trong số chúng không nhận được trợ cấp từ Chính phủ vì cha mẹ chúng có thể kiến được 22.050 đô.

Theo Trung tâm quốc gia về đói nghèo trẻ em (NCCP), đói nghèo là mối đe doạ lớn nhất tới phúc lợi của trẻ nhỏ. Nghèo đói gây ảnh hưởng tới học tập, gây ra các vấn đề xã hội. Chẳng có thu nhập nào có thể chống lạ những vấn đề này. Mẹ không đủ khả năng kèm cặp con cái; Cha không thể trở thành nhà tư vấn.

Đây là một cơ hội lớn cho xã hội để loại gánh nặng về vật chất và đói nghèo sẽ không phải là vấn đề khi mọi trẻ em đều có được mọi thứ - thay vì những thứ mà chúng muốn. Điều này góp phần giảm bạo lực học đường khi có ít học sinh bị trêu chọc.

1.Mất dần niềm tự hào/ bản sắc dân tộc.

Top 10 vấn đề của giới trẻ Mỹ hiện nay

Nếu hàng năm thế vận hội Olympics được tổ chức thì sẽ chẳng có vấn đề gì. Mà vấn đề nằm ngay trong nước Mỹ. Nhiều người có xu hướng tập trung vào cá nhân thay vì tập thể. Chúng tôi nhìn thấy trẻ em Mỹ béo nhất trong số các quốc gia phương tây, nó không hề "đau". Chúng tôi biết rằng trẻ em Mỹ đẩy nền giáo dục sau cả các nước công nghiệp, chúng tôi không lấy làm lạ. Đấy là kết quả của con em chúng ta khi không được giáo dục, hướng dẫn.

  • Trần Luyến (Theo toptenz.net)
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

IELTS 6.0 co duoc du hoc Ha Lan

TTO - * Em đang có bằng tốt nghiệp 6.49 điểm và bằng IELTS 6.0. Xin hỏi em đủ tiêu chuẩn để du học Hà Lan, lấy bằng thạc sĩ về tài chính chưa? Có cần thêm các điều kiện gì không?

(huynhmai@...)

IELTS 6.0 có được du học Hà Lan?
Các bạn trẻ tìm hiểu thông tin du học do Cộng đồng sinh viên quốc tế (ISN) tổ chức tại TP.HCM ngày 29-2-2012 - Ảnh : N.C.T.

- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International: Để học thạc sĩ tại Hà Lan, điểm tiếng Anh phải đủ IELTS 6.5. Trong trường hợp như bạn, có thể tham dự khoá học dự bị thạc sĩ để chuẩn bị vào khoá chính, các khoá học này rất phổ biến và được thiết kế phù hợp với du học sinh quốc tế.

Bên cạnh đó, mỗi trường sẽ có các yêu cầu đầu vào khác nhau, ví dụ như kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành muốn theo học, điểm GMAT...

Để tìm hiểu thông tin cho các khoá học liên quan đến Finance (Tài chính) và điều kiện của từng trường, bạn có thể tham khảo các website chính thức của các trường hoặc của Tổ chức Hợp tác quốc tế về giáo dục của Hà Lan (www.nesovietnam.org).

* Du học sinh có được phép ở lại sống và làm việc dài hạn sau khi tốt nghiệp?

Nguyễn Hồng Anh (TP.HCM)

- Tư vấn của chuyên gia Trung tâm giáo dục StudyLink International : Các quốc gia nói tiếng Anh có chính sách nhập cư thoáng và rộng mở cho du học sinh và người lao động quốc tế là Úc, New Zealand, Canada trong việc làm thêm. Đây là những quốc gia rộng lớn, ít dân và thiếu nguồn lao động - nhất là nguồn lao động trí thức và có tay nghề cao.

Tuy nhiên, các chính sách và quy định có liên quan đều thay đổi theo từng năm nên cần theo dõi để cập nhật chính xác. Ngoài ra việc áp dụng các chính sách và quy định định cư này cũng có nhiều điểm cần lưu ý, nhất là với những người chưa am hiểu nhiều về các chính sách nhập cư, di trú; các gia đình cần tìm hiểu thật cẩn thận, tìm thông tin từ các nguồn chính quy như các phòng và bộ phận phụ trách di trú và nhập cư của đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước tại Việt Nam. Không nên nghe những lời bàn tán, đồn thổi của dư luận để tránh bị lợi dụng dẫn đến tốn kém thời gian và tiền bạc.

Bạn có thể liên hệ các trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế chuyên nghiệp, có uy tín để luôn được cập nhật các thông tin về chính sách dành cho du học sinh sau khi tốt nghiệp như ở lại làm việc lấy kinh nghiệm, làm việc và sinh sống dài hạn cũng như các chính sách di trú và nhập cư theo các diện khác.

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Nhung luu y quan trong khi lam thu tuc du thi DH, CD 2012

Ngày 15/3, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2012, để tránh những sai sót đáng tiếc, trong Quy chế tuyển sinh 2012, Bộ GD-ĐT đã quy định rất rõ về thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi, thí sinh cần lưu ý.

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ 2012
Thí sinh cần đọc kỹ Quy chế tuyển sinh trước khi làm hồ sơ ĐKDT.

Dự thi trường nào làm hồ sơ đăng ký dự thi trường đó

Thí sinh dự thi tại trường nào thì làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào trường đó; Thí sinh đã dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển hoặc không tổ chức thi tuyển sinh, có cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành, nếu trường xét tuyển theo ngành) không được xét tuyển vào trường khác (hoặc ngành khác).

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Những thí sinh này chỉ được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH;

Thí sinh dự thi vào ngành năng khiếu, nếu không trúng tuyển vào trường đã dự thi, được đăng ký xét tuyển vào đúng ngành đó của những trường có nhu cầu xét tuyển, nếu đúng vùng tuyển quy định của trường và có các môn văn hoá thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0), được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi CĐ ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường cao đẳng hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ cao đẳng của các trường đại học còn chỉ tiêu xét tuyển, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định.

Thí sinh có nguyện vọng học tại trường CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường CĐ tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh. Những thí sinh này được xét tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường không tổ chức thi hoặc trường CĐ thuộc ĐH hoặc hệ CĐ của trường ĐH.

Mỗi túi hồ sơ ĐKDT có 2 phiếu đăng ký xét tuyển

Hồ sơ ĐKDT gồm có: Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2. Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường). Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).

Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các Sở GD-ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển.

Đối với thí sinh là đối tượng tốt nghiệp trung cấp nghề (hệ THCS) phải có xác nhận đã học đủ khối lượng và thi đạt các môn văn hoá THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Hồ sơ ĐKXT gồm có: Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức thi cấp; Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.

Thí sinh được nộp hồ sơ ĐKDT tại trường

Về thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT và cước phí vận chuyển hồ sơ tại nơi tiếp nhận theo quy định của Sở GD-ĐT. Các Sở GD-ĐT sẽ chuyển hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT cho các trường. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT theo quy định của Sở GD-ĐT, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT và lệ phí ĐKDT trực tiếp tại trường.

Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp sửa chữa, bổ sung. Những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông; đoạt giải hoặc đẳng cấp thể dục thể thao, nghệ thuật, nộp thêm giấy chứng nhận đoạt giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự thi.

Hồ sơ ĐKXT được nộp qua đường bưu điện

Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT: Theo đúng thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh.

Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.

Theo Hồng Hạnh (DT)

Theo tintuc.xalo.vn

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Doi gio hoc, gio lam Loay hoay ung pho

– Sáng nay (1/2), Hà Nội đã thực hiện thay đổi giờ làm, nhiều gia đình đã phải loay hoay tìm cách để thích nghi với giờ giấc sinh hoạt mới.

Đổi giờ học, giờ làm: Bộn bề lo lắng
Đổi giờ học, 'phút 89' vẫn lơ mơ

Bố mẹ đều đi sớm về muộn, ai đón con?

Từ ngày 1/2, Hà Nội sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận nội thành và hai huyện là Từ Liêm và Thanh Trì.

Theo đó, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h.

Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h, tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày.

Thay đổi giờ học giờ làm khó ở bài toán đón con.


Những thông tin này khiến nhiều người hết sức lo lắng, bởi việc không đón được con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống của họ.

Chị Liên có chồng làm CSGT ở quận Đống Đa và bản thân chị cũng là một giáo viên cấp 3. Theo phương án đổi giờ học giờ làm, chồng chị phải đi làm từ trước 6h sáng (vì 6g sáng là bắt đầu làm), còn chị phải đi làm muộn nhất lúc 6h30 sáng vì trước 7h đã bắt đầu vào dạy.

"Như vậy 2 con nhỏ không có người đưa đón, vì một cháu mầm non, một cháu tiểu học đều bắt đầu vào học từ 8h sáng. Nếu cha mẹ đã ra khỏi nhà từ hơn 6h sáng thì không thể đảm đương nổi việc này.

Chiều đến, nhà trẻ cũng chỉ trông các cháu muộn nhất là 17h30, trong khi đó tôi dạy cấp 3, 19h tối mới xong việc. Giả sử có nhờ người đón được về giúp thì ai sẽ trông các cháu trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ khi cha mẹ vắng nhà?", chị Liên lo lắng.

Chị Liên cho biết theo giờ giấc cũ thì cứ tầm khoảng 6h chiều là cả nhà đều có mặt đầy đủ, ăn tối lúc 7h và các con ngồi vào bàn học từ 8h, đến 10h30 các con đi ngủ. Nhưng nay đổi theo giờ mới, chắc chắn nề nếp này sẽ bị đảo lộn.

"7h tối tôi mới tan trường, về nhà nhanh nhất là 7h30. Như vậy bỗng dưng mọi mốc sinh hoạt ở trên đều bị kéo lùi 1 tiếng rưỡi. Vậy là các con đi ngủ lúc 12g đêm, không đảm bảo sức khỏe, còn cha mẹ giờ đó mới lại chuẩn bị tài liệu, giáo án cho công việc ngày hôm sau thì quả là bất hợp lý quá", chị Liên nói.

Nếu sinh hoạt với lịch này, chị Liên cho biết có lẽ sẽ không thể khớp được để cho con đi học thêm các lớp ngoại ngữ hoặc kỹ năng sống khi cảm thấy cần thiết. Bản thân chị cũng không dám nhận làm thêm việc gì nếu cứ duy trì tình trạng như trên.

Việc đổi giờ học của con cái tất yếu kéo theo sự xáo trộn của cha mẹ. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khi trả lời báo chí cũng nhận định nhóm học sinh bị tác động nhiều nhất và kéo theo khoảng hơn 1 triệu gia đình cũng ảnh hưởng theo.

Rất nhiều sinh viên khi hay tin trường mình học từ 6h30 sáng đã tỏ ra khá lo lắng. Để tiết kiệm chi phí, sinh viên thường thuê nhà xa trường, đi xe buýt. Nếu học từ 6h30, họ sẽ phải đi từ 5h30 hoặc 5h45 thì mới kịp.

Lê Thị Thúy, SV trường Đại Học Kinh doan và Công Nghệ, nhà ở Gia Thụy, Long Biên (Hà Nội) cho biết: Trước đây 7h trường vào học nên Thúy thường dậy vào lúc 5h30 nay 6h30 đã vào học thì chắc chắn Thúy sẽ phải dậy sớm hơn thường ngày.

Thúy nói, "nhà cách xa trường, em phải dậy sớm chuẩn bị và đi xe buýt đến trường phải mất hơn một giờ đồng hồ nên nếu từ ngày mai (1/2) nhà trường vào học lúc 6h30 thì chắc chắn em sẽ khó tránh khỏi việc đi học muộn".

Loay hoay tìm giải pháp ứng phó


Việc Hà Nội thay đổi giờ học, giờ làm để giảm áp lực giao thông giờ cao điểm chắc chắn sẽ gây đảo lộn cuộc sống đồi với nhiều hộ gia đình, nhất là những gia đình có con nhỏ.

Tuy nhiên, vì lợi ích chung nhiều gia đình đành phải tìm cách ứng phó để hạn chế cuộc sống đến mức tối thiểu.

Vì lợi ích chung, nhiều hộ gia đinh Hà Nội đang phải loay hoay ứng phó khi thay đổi giờ học, giờ làm.


Chị Thu Hường ở Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội) cho biết: Anh chị hiện mới chỉ có một con nhỏ đang học mầm non. Theo phương án đổi giờ học, giờ làm mới vợ chồng chị sẽ làm từ lúc 8h đó cũng là lúc con chị bắt đầu vào học.

Việc giờ học của con trùng với giờ làm của cả 2 vợ chồng khiến cho việc đưa con đến trường của vợ chồng chị Hường gặp khó khăn khi từ nhà đến công sở làm việc phải mất gần một giờ đồng hồ.

Chị Hường nói: "7h30 nhà trường mới đón nhận con, nhưng 8h cả hai vợ chồng đã phải vào làm, trong khi từ nhà đến nơi làm phải mất cả giờ đồng hồ nên chắc chắn sẽ không thể thu xếp đưa con đến trường rồi mới đi làm được".

Để khắc phục khó khăn trên, không còn cách nào khác chị Hường đành phải vận động mẹ chồng ra để đưa con đến trường từ hai ngày nay.

"Vì lợi ích chung trước mắt mình phải tìm khắc phục, và chỉ hy vọng thay đổi giờ học, giờ làm sẽ giảm được ùn tắc giờ cao điểm và rút ngắn được thời gian đi lại, lúc đó vợ chồng tôi có thể đưa con đến trường rồi đi làm vẫn", chị Hường hy vọng.

Vợ chồng chị Lê Thị Ngọc có 2 con nhỏ đang học mầm non và tiểu học. Chị Ngọc, làm việc ở một cơ quan báo chí, công việc của chị thường xuyên phải về muộn, trong khi chồng chị lại là giáo viên cấp 3 và theo kế hoạch đổi giờ học, giờ làm chồng chị sẽ phải "đi sớm về muộn".

Chị Ngọc cho biết, nếu theo phương án đổi giờ học, giờ làm thì vợ chồng chị sẽ hết sức khó khăn trong việc đưa đón con đi học.

"Vì đặc thù công việc sáng mai tôi có thể đưa con đến trường rồi đến cơ quan, nhưng chiều tối thì chắc chắn không thể về sớm được. Thường ngày chiều về chồng đón con vì tôi sẽ về muộn, nhưng từ ngày mai 7h tối chồng mới được về thì không biết ai sẽ đón con thay. Kiểu này không còn cách nào khác là phải tranh thủ thời gian đón con rồi đem việc về nhà làm chứ không còn cách nào khác", chị Ngọc nói.

G.Văn – N.Anh


Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Doi gio hoc gay kho

SaigonNews - Hôm nay (1/2), các trường học của 12 quận huyện thuộc địa bàn Hà Nội bắt đầu áp dụng khung giờ mới. Điều này ít nhiều gây khó khăn trong việc dạy - học và làm xáo trộn sinh hoạt hàng ngày của cả học sinh, sinh viên và giáo viên.
Theo công văn của Sở GD-ĐT Hà Nội gửi các đơn vị trường học: các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h, tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày. Giờ làm, giờ kinh doanh của một số cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng được thay đổi trong dịp này.

Trước việc thay đổi giờ học như trên, lãnh đạo nhiều trường, đặc biệt là các trường THPT băn khoăn, còn phụ huynh thì lo lắng về những xáo trộn đối với con cái và gia đình.

TS. Nguyễn Tùng Lâm – hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng nêu lên sự bất cập của việc thay đổi giờ đối với các buổi học không phải là chính khóa. Đối với cấp THPT thì chỉ học một buổi, buổi còn lại các em có thể học ở trường hoặc học các môn hỗ trợ kỹ năng và học theo ca, khoảng 1 – 2 tiếng/ca. Như vậy không thể bắt các em sau khi đã tan ca học của mình phải ngồi chờ đến 19h mới được về.


Lo lắng cho sự an toàn của học sinh, cô Hải - phó hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết (Q. Hai Bà Trưng) cho hay, để các em học sinh tan học vào lúc 19h là rất nguy hiểm. Không phải cung đường nào cũng an toàn và có đèn cao áp, hơn nữa hiện tại mùa này trời tối rất nhanh nên cần phải nghĩ đến việc đi về của học sinh sao cho an toàn.

Trong khi đó, ở bậc mầm non, tiểu học và THCS, phụ huynh có thể yên tâm hơn khi giờ học bắt đầu từ 8h và kết thúc lúc 17h. Tuy nhiên, một số giáo viên đang dạy THPT có con học trong các cấp bậc này nói rằng họ chưa biết tính thế nào để đón con khi giờ về lúc 19h, còn con lại tan học lúc 17h.

Các trường đại học, cao đẳng trong nội thành với lượng sinh viên "khổng lồ" lại không mấy "mặn mà" với việc đổi giờ học. Sở dĩ có hiện tượng này là do số lượng các trường ĐH, CĐ chịu sự quản lý trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó các trường chịu sự quản lý của các Bộ, Ngành khác thì vẫn chưa nhận được công văn hay quy định nào về sự điều chỉnh.

Mặc khác, đối với các trường đại học, việc dạy và học có đặc thù riêng, có khi sinh viên học một buổi, cả ngày hoặc chỉ vài tiết và khi đã học xong thì sinh viên được phép về. Đây lại là bài toán nan giải, bởi lẽ điều chỉnh giờ học theo khung để áp dụng cho các trường đại học là rất khó, trong khi lượng sinh viên đại học, cao đẳng lại khá đông.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hiệp Thống - phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, đối với các trường thuộc sự quản lý của UBND thành phố thì Sở đã có văn bản kiến nghị lên để đảm bảo làm sao các trường đồng bộ về khung thời gian học tập. Hiện tại Sở thực hiện đúng theo văn bản của UBND thành phố ban hành. Còn trong quá trình thực hiện xuất hiện các tình huống cụ thể lúc đó sẽ có sự điều chỉnh hợp lý.

Việc điều chỉnh giờ học sẽ làm xáo trộn sinh hoạt trong gia đình, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Chị Lam, có 2 con đang học lớp 10 và lớp 5. Mỗi ngày sau giờ làm chị phải đón hai con về, cũng phải đến 18h30 cả nhà mới ăn cơm, nay phải đợi cậu con trai lớn tan học lúc 19h và đến hơn 20h mới ăn cơm được. Chưa kể đến việc sau khi cơm nước cậu còn phải đi học thêm vào buổi tối.

Một số trường đại học cũng thay đổi giờ học sớm hơn, như đại học Ngoại thương đổi giờ vào học trong học kỳ này từ 7h30 lên 6h30, các sinh viên phải dậy thật sớm để kịp giờ vào lớp. Nhiều bạn ở xa, đi xe đạp lại càng vất vả hơn trong tiết trời lạnh giá. Nhiều học sinh đi xe buýt khi áp dụng tan học lúc 19h sẽ về nhà khá trễ, rồi ăn uống nghỉ ngơi, hôm sau lại bắt đầu buổi học vào lúc 7h khiến nhiều phụ huynh không an tâm về sức khỏe cho các em.

Cùng với việc đổi giờ học, các tuyến xe buýt có lượng học sinh, sinh viên đi nhiều cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp. Cụ thể, Sở GTVT lên kế hoạch giãn cách giờ chạy xe vào giờ cao điểm của 17 tuyến xe buýt. Theo đó, vào buổi sáng sẽ giãn cách thêm 60 phút, từ 6h đến 9h; buổi chiều từ 16h30 đến 19h30.

Sở GTVT cũng điều chỉnh giờ chạy và tăng chuyến lượt của các tuyến buýt nhanh. Tổ chức thêm 37 chuyến/ngày của 6 tuyến buýt nhanh số 2, 16, 27, 28, 32 và 39. Ngoài ra, Sở Giao thông tổ chức thêm hình thức buýt nhanh trên 6 tuyến 1, 19, 20, 22, 34, 38. Dự kiến chi phí của việc tăng chuyến của các tuyến buýt nhanh và tăng thêm hình thức buýt nhanh 1 năm hết khoảng 13 tỷ đồng.


Lê Công (T.H)


Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Meu vi mui gio hoc, gio lam moi o Ha Noi

"Mếu" vì "múi giờ" học, giờ làm mới ở Hà Nội

Quy định đổi giờ làm, giờ học từ hôm nay sẽ tạo ra một thói quen sinh hoạt mới đối với người dân Thủ đô. Tuy nhiên, xung quanh câu chuyện này vẫn còn không ít vấn đề cần quan tâm bởi đổi giờ học, giờ làm, mọi sinh hoạt thường nhật cũng phải đổi theo.

Từ hôm nay, học sinh Hà Nội có giờ học mới.

Buổi sáng ăn gì?

Căn cứ theo quyết định đổi giờ học, giờ làm của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, chính thức từ ngày hôm nay, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào lúc 17h.

Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí giáo viên, cán bộ, công nhân viên tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày. Các cơ quan, tổ chức của Trung ương, thành phố, quận huyện, xã phường, thị trấn bắt đầu làm việc vào 8h và kết thúc vào 17h. Các trung tâm thương mại dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) bắt đầu làm từ 9h và kết thúc sau 19h. Nhà máy, xí nghiệp làm theo ca, lực lượng vũ trang nhân dân… giữ nguyên thời gian làm việc như hiện tại.

Với quy định này, rất nhiều gia đình và đặc biệt là các bậc phụ huynh không khỏi bất ngờ bởi tâm lý nhiều người cho rằng mới là chủ trương và kế hoạch chứ chưa thực hiện ngay. Chị Trần Thị Bình (ngõ 58 phố Trần Bình, Cầu Giấy) có một con học lớp 10, một con học mẫu giáo nhưng chồng lại công tác xa nhà nên rất lo lắng: "Ông xã xa nhà nên mọi việc ở nhà đều do chị gánh vác. Hôm mới nghe về quy định này nhưng không ngờ là hôm nay (1/2) đã áp dụng. Cả nhà đang phải họp gia đình để sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý".

Chị Bình làm việc tại một cơ sở y tế nên lịch làm việc bắt đầu lúc 8h và tan lúc 17h nhưng hai con chị lại có lịch học khác. "Lo bữa sáng cho hai đứa và ông bà nữa sẽ rất vất vả. Mỗi đứa ăn một kiểu đã đành, ông bà thì không thể thiếu bữa sáng được vì các cụ rất đúng giờ trong việc ăn uống ", chị Bình nói thêm.

Cũng theo người mẹ này, trong khu nhà chị có rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng câu chuyện bữa ăn sáng cho các con và gia đình theo thói quen hàng ngày.

Chị Bình giãi bày: "Muốn chuẩn bị bữa sáng và thực phẩm cho cơm chiều thì phải chuẩn bị trước vì trưa không có thời gian. Buổi sáng sớm thì chợ chưa có người bán, đi muộn thì không đủ thời gian nấu ăn. Đưa con gái đi học sớm thì sợ con bơ vơ ở trường chờ đợi giờ vào lớp, đưa con đến đúng giờ thì bản thân lại muộn giờ làm. May mà đón con còn có ông bà nhưng có phải nhà nào cũng có thể nhờ được đâu". Có lẽ vì câu chuyện đổi giờ học, giờ làm mà suốt mấy ngày nay, câu chuyện buổi sáng ăn gì của chương trình "Táo quân cuối năm" được các bà nội trợ bàn tán "rôm rả" hơn cả.

Đổi giờ đổi... sức khỏe?

Ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay, sẽ có khoảng 900 trường và hơn 500.000 học sinh (trong tổng số 2.500 trường và gần 1,5 triệu học sinh TP) nằm trong diện bị điều chỉnh giờ học. Trong số này, có hơn 9 vạn học sinh THPT và 35.000 em trong số này học ca chiều.

Tuy nhiên, trước quy định đổi giờ học này, một hiệu trưởng nhà trường nằm trong diện đổi giờ bày tỏ băn khoăn: "Thông thường, học sinh cấp 3 mỗi ngày đi học có 5 tiết học, có lớp học một buổi, có lớp phải học thêm ca chiều 3 tiết. Do thời lượng học khác nhau nên giờ tan cũng khác nhau nên khi đưa ra thời gian kết thúc buổi học chiều sau 19h là quá muộn. Nhất là vào thời điểm mùa đông của miền Bắc rất lạnh và tối, các em dậy sớm đến trường đã vất vả và về nhà muộn lại càng vất vả hơn. Chuyện đón con khó khăn vì giờ tan làm sớm hơn giờ tan việc của phụ huynh tới hơn một tiếng không phải là dễ dàng".

Đón nhận quy định đổi giờ học, nhiều bậc phụ huynh ngay lập tức tỏ ra lo lắng cho việc đổi mọi sinh hoạt hàng ngày của gia đình nhưng hơn cả là sức khỏe của các em. Một phụ huynh tên Việt bày tỏ: "Đổi giờ học, khổ nhất vẫn là các em học sinh mà thôi. Hơn nữa, học sinh chủ yếu chỉ có buổi tối để ôn bài và chuẩn bị bài mới cho hôm sau nên 19h tan học, về nhà, sinh hoạt và ăn tối cũng đã phải 21h. Vừa mệt, vừa muộn nên e rằng các cháu sẽ rất ít thời gian nghỉ ngơi".

Nhiều trường học bày tỏ, họ không thể "nhốt" học sinh ở trường sau khi tan học để chờ các phụ huynh đến đón theo quy định. Đặc biệt là nhiều trường có học sinh ở xa, việc tan muộn đem đến nhiều lo lắng vì sợ đường xa, đi lại bất tiện và nguy hiểm cho các em.

Ông Đỗ Đức Hòa (Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung) thẳng thắn: "Thời gian kết thúc buổi học chiều muộn không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà cả giáo viên. Từ khi có thông báo thay đổi giờ học, giáo viên rất lo lắng bởi nhiều thày cô ở xa. Đến trường lúc 6h45 và tan lúc 19h thì về nhà lo cho gia đình cũng đã muộn, thời gian cho soạn bài và chăm sóc gia đình là cả một vấn đề lớn đang đặt ra cho nhiều gia đình thời gian tới".

* 10 quận và 2 huyện đổi giờ làm

Theo quyết định của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, từ hôm nay (1/2/2012), Hà Nội sẽ điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên và hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì.

* Giờ chạy xe buýt cũng điều chỉnh

Theo phương án triển khai đổi giờ vừa được Sở GTVT Hà Nội đưa ra, từ ngày 1/2, Sở GTVT sẽ điều chỉnh giảm, giãn cách giờ chạy xe buýt giờ cao điểm sáng và chiều thêm 60 phút. Cụ thế, nếu giờ cao điểm sáng của xe buýt hiện nay từ 6h30 đến 8h30 sẽ được điều chỉnh lại từ 6h đến 9h, chiều từ 16h30 đến 18h30 điều chỉnh lại từ 16h30 đến 19h30. Đối với giờ vào và tan học của học sinh, ngoài xe buýt vận chuyển cố định sẽ được tăng cường các tuyến buýt nhanh để giải tỏa học sinh giờ cao điểm.

Với xe buýt chạy vào các khung giờ còn lại vẫn giữ nguyên tần suất để đảm bảo phục vụ cán bộ công chức, viên chức trung ương và Hà Nội trong thời gian làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều. Riêng với 12 tuyến buýt có đông hành khách và chạy qua gần 30 trường ĐH,CĐ như 02, 16, 06, 08, 16, 27, 28, 32, 39, 54, 56, 58 được tổ chức chạy thêm từ 11 đến 37 chuyến lượt ngày khi thực hiện đổi giờ.

Uyên Lê


Theo www.baomoi.com

Ha Noi trong ngay dau doi gio hoc, gio lam

(Chinhphu.vn) – Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết tình hình giao thông tại Hà Nội tương đối tốt trong những giờ cao điểm buổi sáng ngày đầu tiên thực hiện đổi giờ học, giờ làm. Tuy nhiên, cũng cần có thêm thời gian để đánh giá chính xác về hiệu quả của việc đổi giờ học, giờ làm tại Thủ đô.

Nhiều tuyến đường trong nội đô trở nên thông thoáng. - Ảnh: Hà Nội Mới

Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, từ sáng sớm ngày đầu tiên thực hiện phương án đổi giờ học, giờ làm, giờ sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Sở đã thị sát các tuyến đường lớn trong thành phố. Tại các tuyến tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng như Xuân Thủy - Cầu Giấy, Nguyễn Trãi, Thụy Khuê…, các phương tiện lưu thông bình thường.

Các tuyến xe buýt của Hà Nội cũng được tăng cường, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đến trường thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Xuân Tân, 3 giờ cao điểm buổi sáng đầu tiên thực hiện đổi giờ học, giờ làm, tình hình giao thông tương đối tốt, hiện Sở chưa nhận được thông tin về tình trạng ùn tắc kéo dài.

Trưa 1/2, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc cho biết từ 6h sáng, lực lượng cảnh sát giao thông của 10 quận và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì đã cắm chốt để điều khiển giao thông, phục vụ những quy định về đổi giờ học, giờ làm của UBND thành phố.

Trong khoảng thời gian từ 6h đến 7h, mật độ học sinh phổ thông trung học đi học đã tăng lên đáng kể so với những ngày trước, chứng tỏ các trường học đã chấp hành quy định đổi giờ học khá nghiêm túc.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong đầu giờ sáng, giao thông tại các tuyến phố chính không xảy ra tắc đường hay ùn tắc kéo dài. Đến khoảng sau 7h, tại một số khu vực có trường mầm non, tiểu học, phương tiện đi lại khá đông do phụ huynh đưa con em đi học.

Một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn do trước đây đã có lịch học bắt đầu từ 6h30 nên quy định giờ học mới cũng không ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch giảng dạy, học tập hay đi lại của giảng viên, sinh viên.

Bố trí lịch giảng dạy phù hợp

Theo nhận định chung, đối tượng chịu tác động nhiều nhất từ việc thay đổi giờ học, giờ làm sẽ là sinh viên, học sinh và giáo viên phổ thông trung học do sẽ phải bắt đầu tiết học buổi sáng sớm hơn nhiều nhất đến 30 phút, hay kết thúc buổi học chiều muộn hơn trước đây đến 2 tiếng.

Một số hiệu trưởng trường THPT đều cho biết nếu có bất cập sẽ chủ động hoặc xin ý kiến Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí việc học và giảng dạy cho phù hợp.

Còn một số phụ huynh cho rằng việc học sinh THPT kết thúc giờ học lúc 19h là hơi muộn vì các cháu còn cần có thời gian học thêm các kỹ năng và tự học ở nhà.

Cô Đặng Thị Thủy: Không thể tránh khỏi một bộ phận gia đình sẽ bị xáo trộn sinh hoạt nhưng sẽ tìm được biện pháp khắc phục nếu biết cách sắp xếp hợp lý. - Ảnh: Chinhphu.vn

Cô Đặng Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết trong ngày đầu tiên đổi giờ học, giờ làm, giờ phụ huynh đưa các cháu đến lớp không có gì xáo trộn, vẫn trong khoảng từ 7h30 – 8h như bình thường. Nhiều phụ huynh đi làm sớm cũng đã nhờ ông bà, người thân đưa trẻ đến lớp.

Có nhiều ý kiến cho rằng, giờ làm của phụ huynh và giờ học của các cháu trùng nhau (cùng là 8h) nên việc đưa đón gặp khó khăn. Tuy nhiên, các trường mầm non đều nhận trẻ từ 7h30 để tạo điều kiện cho phụ huynh đưa con đến trường rồi đến chỗ làm. Bên cạnh đó, trong những ngày đầu, nhà trường cũng chủ động bố trí giáo viên đi làm từ 7h để phụ huynh điều chỉnh dần giờ đưa con đến lớp.

Cô Đặng Thị Thủy cũng biết bản thân nhận thấy sinh hoạt của gia đình không có gì xáo trộn sau khi đổi giờ học giờ làm. Có cháu nhỏ đang học cấp II tại quận Cầu Giấy, cô đưa cháu đến lớp sớm 15 phút, sau đó đến trường.

Cô cũng cho rằng khi quyết định điều chỉnh, thành phố đã có nghiên cứu kỹ lưỡng để có giải pháp ít ảnh hưởng nhất đến người dân. Tất nhiên, không thể tránh khỏi một bộ phận gia đình sẽ bị xáo trộn sinh hoạt nhưng nếu biết cách sắp xếp hợp lý sẽ tìm được biện pháp khắc phục.

Cần thêm thời gian để đánh giá

Một số phụ huynh đưa con đi học và người lao động được hỏi cho biết họ cũng cảm thấy khá thoải mái khi đi làm.

Chị Trần Hoàng Ngân công tác tại Bưu điện quận Hai Bà Trưng cho biết gia đình có cháu nhỏ đang học cấp II và cháu lớn học cấp III. Sau khi điều chỉnh giờ học, giờ làm, sinh hoạt của gia đình có thuận lợi hơn. Trước đây, cả hai vợ chồng đều vào làm lúc 8h nên buổi sáng thường phải vội vàng đưa cháu nhỏ đi học rồi đi làm. Với khung giờ mới, vợ chồng chị bắt đầu làm việc từ 9h và thời gian thoải mái hơn.

Tuy nhiên, chị Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng không phải ai cũng sẽ gặp thuận lợi với phương án đổi giờ học, giờ làm mới. Với những người có công việc phải đi sớm về muộn như giáo viên, các trường cần bố trí linh động giờ dạy, đối với những người có con nhỏ có thể sắp xếp cho kết thúc giờ dạy sớm hơn.

Chị Nguyễn Thanh Hằng làm việc tại một chi nhánh Ngân hàng VP Bank tại phố Tây Sơn, Hà Nội cho biết việc thay đổi giờ làm đã giúp chị đi lại dễ dàng hơn trước. Nhà chị ở Trung Văn, Từ Liêm, khoảng cách đến cơ quan của chị là gần 8km. Thời gian đi làm những ngày trước của chị là khoảng 35 phút nhưng sáng nay chỉ còn 25 phút. Song điều quan trọng hơn là không bị ùn tắc, đỡ bức xúc đi nhiều.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Tân và ông Nguyễn Duy Ngọc đều có chung nhận định, ngày đầu tiên thực hiện quy định đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội cũng là ngày thứ ba mọi sinh hoạt xã hội dần trở lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết, nhiều sinh viên đại học, người lao động ở một số ngành nghề còn chưa quay lại Hà Nội. Do đó, chưa thể đánh giá được hết hiệu quả của quy định đổi giờ học, giờ làm. Do đó, cần một thời gian nữa, có thể từ 7 đến 10 ngày, để đánh giá chính xác về hiệu quả của việc đổi giờ học, giờ làm

Thành Chung - Thu Cúc


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Som chay tim cho hoc... mau giao

Hơn 5 tháng nữa năm học mới mới bắt đầu nhưng ngay từ bây giờ, phụ huynh có con trong độ tuổi chuẩn bị vào học mẫu giáo đã chạy đôn chạy đáo lo tìm chỗ học cho con. Người có hộ khẩu ở TPHCM còn đỡ, những người thuộc diện tạm trú KT3 hoặc công nhân đang làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp may ra… trúng số độc đắc mới dám mong tìm được chỗ học cho con.
Sớm chạy tìm chỗ học... mẫu giáo!?

Anh Minh Lân, công nhân một xí nghiệp may ở khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Bình) cho biết: "Mặc dù hai vợ chồng đều có giấy tạm trú KT3 nhưng cầm hồ sơ đến hơn 10 trường mầm non trên địa bàn quận, nơi nào cũng lạnh lùng từ chối. Chỉ có một trường đồng ý nhận hồ sơ nhưng bảo về nhà chờ đến khoảng giữa tháng 8 mới trả lời. Lúc đó con mình được nhận thì không nói làm gì, chẳng may bị từ chối hai vợ chồng cũng chưa biết tính làm sao".

Nếu cho con học ở trường tư, nỗi lo cũng không nhỏ. Trong vai phụ huynh tìm chỗ học cho con theo diện KT3, chúng tôi đã tìm đến nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Bình Thạnh. Mặc dù không đòi hộ khẩu TP như các trường công lập nhưng những nơi có học phí tương đối "mềm" như mầm non Sơn Ca, mầm non Tuổi Thơ (phường 11), mầm non Bé Ngoan (phường 24), mầm non Hoa Phượng (phường 26), cơ sở vật chất đều khá khiêm tốn với kiến trúc nhà ở nhiều tầng, sân chơi, chỗ học, nơi ăn và ngủ cho trẻ đều chật hẹp.

Trái lại, những nơi có sân trường thoáng mát, rộng rãi, phòng học tách biệt với chỗ ăn, ngủ lại có mức học phí khá cao, từ 1,8 – 2,5 triệu đồng/trẻ/tháng (học phí trường công chỉ ở mức 700.000 – 900.000 đồng/trẻ/tháng).

Đó là chưa kể một số nơi còn thu thêm tiền xây dựng cơ sở vật chất, tiền giữ trẻ ngày thứ bảy, tiền học thêm một số môn năng khiếu như đàn, nhạc, hoạ… khiến tổng học phí trung bình của một trẻ vượt ngưỡng 3 triệu đồng/tháng, khoản tiền không nhỏ so với đồng lương công chức.

Trường công hết chỗ, học phí trường tư không kham nổi, nhiều gia đình đành bấm bụng gởi con vào các nhóm trẻ gia đình, dù biết chất lượng chăm sóc không đảm bảo.

THU TÂM

Theo tintuc.xalo.vn

Sau Tet, hoc sinh ngai den truong

GiadinhNet - Trở lại sau khoảng thời gian nghỉ Tết khá dài (11 ngày), lại đúng vào thời điểm trời rét đậm đã khiến không ít học sinh các trường ở Hà Nội có cảm giác "ngại", không muốn đi học.

GiadinhNet - Trở lại sau khoảng thời gian nghỉ Tết khá dài (11 ngày), lại đúng vào thời điểm trời rét đậm đã khiến không ít học sinh các trường ở Hà Nội có cảm giác "ngại", không muốn đi học.

Đặc biệt, trong hai ngày đầu (30 - 31/1), ở cấp mầm non, tiểu học, không khí lớp học uể oải, vắng học sinh.

Kỳ nghỉ Tết kéo dài và thời tiết lạnh khiến nhiều phụ huynh có con học mầm non cho con ở nhà sau Tết. Ảnh: Q.Anh
Vẫn chưa hết Tết

Theo đúng kế hoạch, bắt đầu từ ngày 30/1, học sinh của Hà Nội từ cấp mầm non tới các bậc học phổ thông đều phải đến trường, bắt đầu cho học kỳ II. Song tại các bậc học, nhất là ở khối mầm non, do "dư vị" của không khí Tết còn khá nhiều, nghỉ dài ngày, được đi chơi, ăn ngủ thoải mái đã khiến không ít trẻ mất đi thói quen nề nếp khi còn đi học.
"Những ngày đầu tiên khi học sinh quay lại trường sau Tết là khoảng thời gian khó khăn cho cả nhà trường và phụ huynh. Sau kỳ nghỉ dài, nhà trường nên tạo điều kiện để học sinh quen dần giữa hai trạng thái nghỉ ngơi vui chơi với học hành căng thẳng. Giáo viên không nên ngay lập tức giao bài tập quá nhiều và khó trong những ngày đầu. Mỗi giáo viên chủ nhiệm, mỗi lớp học phải có kế hoạch riêng để chấn chỉnh nề nếp học tập. Ở các cấp học cao hơn, ngoài chuyện nhắc nhở học tập cũng cần có các quy định nghiêm khắc để răn đe các em không sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm phát phuật".
TS Nguyễn Tùng Lâm , Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội
Chị Trần Thị Thảo (Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) có con gái 3 tuổi học tại Trường mầm non Ánh Sao cho biết: "Bé Hạnh nhà mình tính từ đợt nghỉ Tết đến giờ cũng phải nghỉ học đến gần 20 ngày, trước Tết cháu bị ho nên xin nhà trường nghỉ sớm. Còn ra Tết, trong ngày đầu đi học phải vất vả lắm mới gọi được cháu dậy lúc 7h, vì mọi ngày cháu toàn ngủ đến 8-9h sáng mới dậy. Nhưng từ lúc dậy, cháu lại quấy khóc như những ngày đầu tiên đến trường, lại còn không chịu ăn uống gì cả, đòi mẹ cho nghỉ ở nhà. Thuyết phục không được, đành phải để cháu ở nhà nhờ bà nội trông dùm. Chắc tôi phải để cháu ở nhà thêm vài ngày nữa".
Tương tự, chị Lê Thanh Hương (khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai) cũng tỏ ra khá lo lắng: "Trở lại dịp đầu năm mới sau chuỗi ngày nghỉ kéo dài, bé Minh (4 tuổi) con trai mình nhất quyết không chịu đi học. Đưa cháu đến trường mà cháu dứt khoát không chịu vào, cứ khóc xin mẹ cho về nhà. Dỗ dành, rồi "dọa" cháu một hồi không được, đành phải đưa cháu về nhà".

Không chỉ riêng bậc mầm non, phụ huynh có con học bậc tiểu học, THCS cũng khá "đau đầu" vì con trong những ngày học trở lại sau Tết. Anh Trần Nam (ngõ 85 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa) có con học lớp 6, Trường THCS Bế Văn Đàn chia sẻ: "Đến mệt với việc học của con lúc ra Tết. Trước ngày đi học trở lại, nhắc nhở thế nào cháu cũng chỉ làm được 1/3 số bài tập mà cô giáo giao cho hồi trước Tết. Ngay cả sau ngày đi học trở lại, trong đầu cu cậu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc chơi, xem phim hoạt hình và chơi game... hễ bố mẹ nhắc đến việc học là thở dài, ngán ngẩm".

Theo phản ánh của lãnh đạo một số trường, hầu như năm nào cũng vậy, những ngày đi học đầu tiên sau Tết, số học sinh đến lớp không được đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt ở cấp mầm non, số trẻ đến lớp chỉ chiếm già nửa sĩ số. Thường phải hết tuần đầu tiên, trẻ mới đi học đầy đủ.
Tăng cường giáo dục ý thức

Để kiểm tra, đánh giá công tác dạy và học sau dịp Tết, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các đoàn công tác của Sở đã đi kiểm tra tại nhiều trường học ở các địa bàn trong ngày đầu tiên đi học (31/1). Theo thống kê sơ bộ, tỷ lệ trẻ mầm non đến lớp ở một số trường trong ngày 30/1 Hà Nội đạt khoảng 70%-80%.

Tại các trường tiểu học, nhằm chấn chỉnh hiện tượng học sinh chểnh mảng học hành, cũng như không tạo sức ép việc cho học sinh mà thay vào đó là tạo không khí vui tươi, phấn khởi để học sinh trở lại với nhịp học bình thường. Thầy Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cát Linh cho biết: "Đầu năm, do kỳ nghỉ dài nên cũng không tránh khỏi các em quên mất việc học. Nên trong ngày đầu đi học, nhà trường tổ chức chương trình khai bút đầu năm, viết chữ đẹp... tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Dịp trước Tết các giáo viên giao rất ít bài tập, chỉ một vài bài để các em không quên việc học. Trong các ngày học đầu, vẫn bám sát theo thời khóa biểu của chương trình, nhưng không khí học trên lớp thoải mái, không nặng nề việc kiểm tra bài, giao bài tập. Nhà trường cũng tăng cường đến hoạt động bán trú, chăm sóc sức khỏe cho các em trong những ngày giá rét".

Đối với các trường THCS, THPT có nhiều học sinh lớn, việc đưa trường học đi vào nề nếp học tập sau Tết đã phải áp dụng đến các biện pháp cứng rắn để ngăn ngừa tình trạng bỏ học, trốn tiết, đặc biệt là vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội. Lãnh đạo Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình) cho biết, mỗi giáo viên chủ nhiệm, mỗi lớp học đã lên kế hoạch riêng trong việc chấn chỉnh nề nếp học tập. Ngoài việc đi học đúng giờ, đảm bảo quy định học tập, trường còn cấm học sinh ăn mặc lố lăng, nhuộm tóc mầu mè... Còn Trường THPT Việt Đức cũng đã tăng cường nhiều hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở học sinh giữ nề nếp học tập, phối hợp với chính quyền, cơ quan công an để giám sát, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, trốn tiết, có hành vi vi phạm Luật giao thông, tham gia tệ nạn xã hội...
Quang Anh

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Doi gio hoc phu huynh lo tac duong, con doi

(VTC News)- Sáng nay 1/2, các trường học trên địa bàn 12 quận huyện của Thủ đô sẽ thực hiện theo khung giờ mới do UBND thành phố ban hành. Xung quanh quy định này, cũng có nhiều ý kiến trái chiều.


Tiểu học không xáo trộn

Chiều 31/1, theo quan sát của PV, tại khu vực cổng trường tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào giờ tan học buổi chiều có khá đông cha mẹ học sinh dừng lại để theo dõi thông báo được dán ngoài cổng trường.

Đổi giờ học: phụ huynh lo tắc đường, con đói
Phụ huynh xem thông báo thay đổi giờ học trước cổng trường tiểu học Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chiều 31/1 (Ảnh: Phạm Thịnh)

Theo quy định của UBND Thành phố Hà Nội, trường tiểu học Quang Trung đã bố trí cho học sinh khối lớp 1 đến lớp 5 có mặt tại trường lúc 7h30 phút. Bên cạnh đó, khối lớp 1 sẽ tan học lúc 17h, khối lớp 2-3 tan học lúc 17h10, khối 4-5 sẽ tan học lúc 17h20.

Ban giám hiệu cũng thông báo việc thay đổi giờ học tới các bậc phụ huynh để các gia đình chủ động đưa đón con em đúng giờ. Trường hợp cha, mẹ học sinh chưa kịp đến đón thì nhà trường có tổ chức các CLB nghệ thuật, âm nhạc, hội hoạ hoặc các thầy cô giáo chủ nhiệm sẽ phải quản lý các em học sinh đến 17h30 hàng ngày. Học sinh không ăn bán trú sẽ về vào lúc 11h giờ và trở lại học vào 13h45 phút để bắt đầu học ca chiều.

Có mặt tại cổng trường lúc 16h30 ngày 31/1, chị Thu Hằng ( Trương Định, Hà Nội) tỏ ra không mặn mà với việc thay đổi lịch học mới. Chị Hằng cho biết, hiện chị có một bé trai đang học lớp 2 tại trường tiểu học Quang Trung và cháu thường tan học vào lúc 16h30 hàng ngày. Với lịch học cũ chị Hằng hoàn toàn có thể sắp xếp công việc để đón con sau khoảng 15 phút và vẫn kịp về nhà khi còn chưa tắc đường". Tuy nhiên, với giờ học mới, chị Hằng tỏ ra khá lo lắng khi phải đón con hàng ngày.

"Nhà tôi ở phố Trương Định nên thường phải đưa con về qua đường Giải Phóng. Tuy nhiên, nếu đưa con về sau 17h chắc chắn sẽ bị tắc đường vì lúc đó phần lớn dân công sở sẽ hết giờ làm. Thay đổi giờ học mới sẽ gây khó khăn hơn cho gia đình tôi đón con buổi chiều"

Dù có đôi chút bất tiện so với thường ngày nhưng chị Hằng cho biết bản thân chị vẫn có thể sắp xếp thời gian đón con hàng ngày.
Đổi giờ học: phụ huynh lo tắc đường, con đói
Học sinh tiểu học không chịu quá nhiều ảnh hưởng từ việc đổi giờ học (Ảnh: Phạm Thịnh)

Cũng cùng chia sẻ những lo lắng về việc đón con buổi chiều, chị Lan (một phụ huynh có con học lớp 1 trường tiểu học Quang Trung) cho biết nếu như trước đây con chị chỉ học đến 16h chiều có thể tan học thì từ ngày 1/2, mỗi ngày con chị sẽ phải ở trường thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ tại trường. "Gia đình tôi buôn bán tự do nên có thể đón cháu từ sớm và cho cháu về nghỉ ngơi tại gia đình. Việc đón cháu muộn hơn 1 tiếng đồng hồ sẽ khiến thời gian nghỉ ngơi của cháu sẽ ít đi cùng với việc di chuyển về nhà sẽ khó khăn hơn do tắc đường".

Trong khi đó, chị T.L hiện có con học lớp 1 tại trường tiểu học Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) lại tỏ ra khá ung dung vì giờ học mới cũng không có nhiều thay đổi so với giờ học trước đây của con nhà chị. "Theo giờ học mới thì bé nhà chị sẽ bắt đầu học muộn và nghỉ muộn hơn khoảng 15 phút thì cũng không có quá nhiều thay đổi với gia đình chị".

Học sinh THPT lo lắng

Với giờ học mới, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội khi phải lùi giờ tan học đến tận 19h hàng ngày.

Một học sinh lớp 12 trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình, Hà Nội) lo lắng chia sẻ: "Sau 19h tối mới được về khiến chúng em cảm thấy rất bất tiện vì nhà ở xa, lại đi bằng xe đạp nên cũng nhiều nguy hiểm. Ngoài ra, sớm nhất cũng phải đến 20h30, chúng em mới ăn tối xong nên thời gian dành cho việc học lại không có nhiều. Đấy là chưa kể một số lịch học khác của em cũng sẽ bị đảo lộn rất nhiều".

Trên cương vị là một phụ huynh, Chị L.A ( Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) cũng cho rằng giờ học đối với các học sinh THPT rất bất hợp lý. "Việc các con về muộn hơn thường ngày sẽ phải ăn cơm tối muộn hơn vì thế rất ảnh hưởng tới sức khoẻ của các cháu. Tôi thử hỏi nếu lùi lại thêm 2 tiếng đồng hồ để các cháu ngồi học mà bụng đói, học không hiệu quả thì có tác dụng gì?". Chị L.A băn khoăn đặt câu hỏi.

Một giáo viên trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam thì cho rằng giờ học của học sinh THPT kết thúc muộn không chỉ gây khó khăn cho các em học sinh, các bậc phụ huynh mà cũng làm khó cả người giáo viên. "Việc phải làm công việc chuyên môn đến tối muộn sẽ khiến cho việc chăm sóc cho gia đình của nhiều giáo viên sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài vai trò là một giáo viên, các cô giáo cũng là những người vợ, người mẹ trong gia đình". Giáo viên này chia sẻ.

Đổi giờ học: phụ huynh lo tắc đường, con đói
Đổi giờ học, học sinh THPT ở Hà Nội khá lo lắng vì nhiều xáo trộn (Ảnh: Phạm Thịnh)

PGS.TS Văn Như Cương, hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cũng nêu lên một bất cập khác cũng cần phải bàn tới. Trường THPT Lương Thế Vinh là trường phổ thông đa cấp học, với bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở.  Trước đây nhà trường vẫn duy trì dịch vụ xe đưa đón cho học sinh THCS và THPT vì cùng một giờ học. Nhưng giờ đây, khi khối THPT sẽ đi học vào lúc 7h còn khối THCS sẽ học vào lúc 8h sẽ khiến nhà trường khó khăn trong việc tổ chức dịch vụ đưa đón. Nếu ngừng dịch vụ này thì những bất tiện và khó khăn lại đổ lên đầu nhiều phụ huynh.

Không làm trái quy định

Chiều ngày 31/1, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có thông báo nhấn mạnh tới các đơn vị giáo dục là không được tự ý định ra các giờ học trái quy định của văn bản chỉ đạo điều chỉnh giờ làm việc và giờ học tập của thành phố và của ngành GD&ĐT.

Đối với những trường học 2 ca, giờ học buổi chiều với trường Mầm non, Tiểu học và THCS báo cáo với phòng GD&ĐT và UBND quận, huyện. với các trường THPT, TCCN, CĐ, TTGDTX, TTGDKTTH-HN báo cáo về Sở đồng thời căn cứ vào số tiết học của thời khoá biểu để định ra giờ học tiết 1 buổi chiều cho phù hợp đảm bảo khi tan học đúng giờ quy định của thành phố và Sở GD&ĐT.

Phạm Thịnh

Tin liên quan


Theo tintuc.xalo.vn

Ra nuoc ngoai song, toi day con khac han

- Tôi sinh con tại Việt Nam, khi con trai được hai tuổi cả gia đình may mắn có  cơ hội đi học tại một thành phố nhỏ, miền Nam nước Pháp. Có những việc luyện con không phải vì muốn giáo dục con theo kiểu Pháp hay Việt, mà vì hoàn cảnh, phải sắp xếp mọi công việc hợp lý mới có thể vừa chăm con, vừa làm công việc nghiên cứu của mình.
Ra nước ngoài sống, tôi dạy con khác hẳn

Cậu bé được chăm bẵm quá mức...

Trước đây, hai vợ chồng một con nhỏ, chúng tôi có hỗ trợ của người giúp việc, bà nội và của cô em gái chồng chưa lập gia đình. Bữa ăn của cháu có thể kéo dài rất lâu, tôi bận đi làm, người giúp việc hoặc bà cho cháu ăn, cháu không thích ăn món này, bà sẽ đi nấu món khác. Khi mới sang, vẫn giữ nếp sinh hoạt cũ, ngồi đút từng thìa, con không ăn món này thì đi làm món khác, con vẫn ăn vạ, khóc lóc mỗi sáng.

Tôi quá mệt mỏi căng thẳng, và chúng tôi quyết định phải thay đổi.

Ra nước ngoài sống, tôi dạy con khác hẳn
Hãy dạy trẻ làm việc nhà từ những việc rất nhỏ. Ảnh: Thơ Trang.

Buổi sáng, chồng tôi làm ở thành phố khác nên đi rất sớm, khi hai mẹ con chưa ngủ dậy. Trong khoảng thời gian 30- 45 phút, tôi làm tất cả các việc cho bản thân và cho con.

Muốn con sáng dậy không mè nheo, tối con phải đi ngủ từ 9h, ngủ đủ và ngon giấc, sáng dậy sẽ tươi tỉnh. Tất nhiên để làm việc đó, chúng tôi phải hy sinh không được xem tivi buổi tối, không thể bắt con đi ngủ mà bố mẹ cứ ngồi xem ti vi được. Sau khi con ngủ, mỗi người mới tự do làm việc riêng của mình.

Bữa sáng, tôi hỏi con muốn ăn gì? Nếu trong khả năng sẽ làm món con yêu cầu, nếu không có sẵn sẽ ăn bình thường theo kế hoạch. Con không ăn thì đành nhịn vậy, không có món khác, còn món con thích hãy đợi đến cuối tuần. Dần dần con không lèo nhèo đòi ăn món này món nọ nữa.

Tôi chỉ có 2 tay, nếu ngồi xúc cho con từng thìa thì sẽ không còn thời gian cho bản thân, và tôi vẫn luôn muốn là một người phụ nữ chỉn chu tại công sở. Tôi dạy con cách tự ăn, tự uống, ăn xong con sẽ tự mang bát đĩa bẩn cho vào bồn, lau sạch bàn và rác thì bỏ vào thùng.

Trong thời gian đó tôi có thể ăn nhanh, trang điểm và chuẩn bị cho bản thân. Tất nhiên, có những ngày con mệt mỏi, mè nheo đôi chút, tôi giúp con ăn và mặc quần áo.

Tan học về nhà vẫn hai mẹ con, không thể ngồi chơi với nhau nên tôi đã cố gắng gắn những bài học trò chơi vào các công việc để con thấy thú vị cùng làm với tôi. Ví dụ :

Việc nấu cơm, sẽ là bài học đếm, ngày hôm nay nhà mình ăn 2 bơ gạo, hôm khác thì cần 4 bơ, vì có khách.

Giặt quần áo là bài tập thứ tự các bước công việc, cho quần áo bẩn vào máy, đi lấy xà phòng, đóng cửa chặt, bật máy, thế là hoàn tất công việc bốn bước. Máy giặt dừng, tôi phơi quần áo to, thì con giúp kẹp tất và đồ lót, động tác này sẽ giúp tăng khả năng vận động các đầu ngón tay.

Để khéo léo trong sử dụng đôi tay và kiên trì, tôi dạy con gọt cà rốt, khoai tây bằng dao nạo, cứ từ từ, khá nham nhở nhưng cuối cùng con cũng nạo được hết rổ cà rốt và khoai.

Con rất thích làm bánh ga tô hoặc crêp cùng mẹ, biết lấy đủ tất cả các nguyên liệu: bột, trứng, sữa, bơ, đường… biết đập trứng, rây bột và trộn nhẹ nhàng vào hỗn hợp. Và vì đó là thành quả do chính tay con làm, nên con rất muốn ăn chúng.

Cả tuần bố đi làm xa, từ sáng sớm đến chiều muộn, do đó ngày cuối tuần là ngày của con, bố bật nhạc cùng con lau nhà, dọn nhà, đi rửa xe và đi siêu thị khuân đồ giúp mẹ, buổi chiều có thể cùng đi đá bóng hoặc đi bơi.

Con tôi đã tự lập nhờ hoàn cảnh

Chúng tôi và con cùng chia sẻ mọi công việc, cùng nói chuyện về những việc xảy ra trong ngày, con kể cho tôi chuyện con ở lớp, và chúng tôi cũng kể cho con nghe những câu chuyện ở phòng thí nghiệm. Chúng tôi là những người bạn thân cùng làm những việc cùng sở thích, chúng tôi giúp con phát triển các kỹ năng từ những công việc đơn giản hàng ngày.

Trẻ  con học và làm theo những gì mà người xung quanh làm, con thấy bố rửa bát, bố lau nhà, mẹ  nấu cơm. Nếu đề nghị con giúp đỡ con cũng sẽ làm vui vẻ coi như đó là một chuyện đương nhiên thôi. Nếu bố ngồi gác chân xem ti vi để mẹ nấu nướng dọn dẹp một mình thì con cũng sẽ thấy rất vô lý là tại sao con phải giúp mẹ trong khi bố không làm việc đó? Hoặc bố mẹ cứ lẳng lặng làm hết, có ai chỉ cho con đâu mà con biết tự làm?

Sau hai năm, con lúc mới sang là một đứa trẻ hay ăn vạ giờ đây đã lớn lên rất nhiều, con tự lập, tự giác làm nhiều việc không phải nhắc nhở: cất giầy vào giá, treo quần áo đúng chỗ, ăn xong tự dọn dẹp, tự đánh răng, đi ngủ đúng giờ … Vợ chồng tôi vẫn chỉ có hai người, không có ông bà và người giúp việc, nhưng cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều khi mới sang, chưa sắp xếp mọi việc hợp lý.

Trong thời đại thông tin hiện nay, phương pháp giáo dục, nuôi dạy con theo kiểu Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc...chỉ cần tra Google là có, cha mẹ nào quan tâm đều có thể tham khảo. Cha mẹ là người hiểu con mình nhất, và sẽ tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả của riêng mình giúp con phát triển một cách toàn diện. Và rất nhiều cha mẹ Việt Nam cũng đã thành công trong việc nuôi dạy nên những người con có ích cho xã hội.

  • Bạn đọc Thơ Trang (viết từ nước Pháp)

Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Dieu kien du thi tot nghiep THPT

QĐND Online – Bộ GD và ĐT vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Theo đó, để được dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh bên cạnh điều kiện đã tốt nghiệp trung học cơ sở, học xong chương trình phổ thông; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi, cần có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011

Đối giáo dục THPT : thí sinh được đánh giá và xếp loại ở lớp 12 với mức hạnh kiểm từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém.

Những học sinh này có số buổi nghỉ học trong năm học lớp 12 không quá 45 buổi (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Đối với người học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên : không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12; nếu là người học trong diện xếp loại hạnh kiểm thì phải có thêm điều kiện hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên; không nghỉ quá 45 buổi học trong năm học lớp 12 (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Người học theo hình thức tự học có hướng dẫn: không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12.

Thí sinh tự do được công nhận đủ điều kiện dự thi, nếu: trong trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định để dự thi.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

Chậm nhất trước ngày thi 10 ngày, các trường phổ thông phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định.

Nội dung thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Bộ GD và ĐT vẫn tiếp tục chủ trương thi theo chương trình trung học phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12. Thí sinh tự do cũng phải thi đủ các môn thi, theo nội dung thi, hình thức thi quy định của năm tổ chức kỳ thi.

Trước ngày 31-3, môn thi tốt nghiệp sẽ được Bộ GD và ĐT công bố.

Tin, ảnh: Thu Hà

Theo tintuc.xalo.vn

Cong chua the duc nghe thuat bong dung noi nhu con

Chị ấy xinh cực kỳ luôn nhé.
Vài ngày qua, các trang mạng của Trung Quốc tràn ngập hình ảnh của Hoàng Tấn Huyên – một nữ vận động viên của đội tuyển Thể dục nghệ thuật Quốc gia. Một độc giả đã đăng ảnh của chị ấy lên và chia sẻ: " Giờ trên báo nào cũng thấy mặt của Tứ đại Hoa đán, Tứ tiểu Hoa đán, nhưng chỉ là trang điểm mới xinh được như vậy, chứ xinh đẹp thực sự thì được mấy người? Mình ngẫu nhiên phát hiện ra được chị Hoàng Tấn Huyên - một cô công chúa xinh như mộng trong làng thể thao. Chị ấy là nữ vận động viên duy nhất trong đội tuyển Thể dục nghệ thuật Quốc gia, và cũng là nữ quán quân Thể dục nghệ thuật duy nhất của Trung Quốc, trình độ phải ở hạng 3 thế giới đấy ."

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
Chị Hoàng Tấn Huyên là vận động viên Thể dục nghệ thuật.

" Với vóc dáng và khuôn mặt xinh đẹp thế kia, lại còn có tài năng thể dục nghệ thuật nữa, mình tin chắc là chị Hoàng Tấn Huyên hoàn toàn có thể tham gia vào làng giải trí. Làm diễn viên cũng không khó lắm, lâu dần sẽ quen thôi ". - Một cư dân mạng nhận xét.

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
Chị í ngoài đời thường nhìn rất kute nhé.

Theo các báo Trung Quốc, chị Hoàng Tấn Huyên sinh ngày 21 tháng 4 năm 1988, là cô gái duy nhất trong đội tuyển Thể dục nghệ thuật Quốc gia, và có rất nhiều fan hâm mộ. Tuy nhiên chị ấy tiết lộ mình vẫn chưa nghĩ tới chuyện yêu đương, " Tôi bây giờ mà yêu thì vẫn còn sớm lắm. Hàng ngày tôi phải tập luyện và đi thi đấu ở khắp nơi. Tương lai cũng chưa chắc chắn là sẽ làm việc ở đâu. Thôi cứ để một thời gian nữa hãy tính. "

Trong lĩnh vực của mình, chị ấy tỏ ra vô cùng xuất sắc, mỗi lần thi đấu đều có thể thực hiện được những động tác không chỉ đẹp mà còn rất khó nữa. Hoàng Tấn Huyên đã từng giành rất nhiều giải thưởng như: huy chương Đồng tại Đại hội Thể thao Thế giới được tổ chức tại Đài Loan, huy chương Vàng Đại hội Thể thao Châu Á Trong nhà, huy chương Vàng tại giải Vô địch Thế giới tổ chức ở Mexico…

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
Chị Tấn Huyên là nữ vận động viên duy nhất trong đội tuyển Thể dục nghệ thuật.

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
Chị ấy giành được nhiều thành tích trong các cuộc thi Thể dục nghệ thuật, Đại hội Thể thao…

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
Teen Việt xin chữ kí của chị Tấn Huyên trong một lần chị ấy đến Việt Nam thi đấu.

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
Tấn Huyên tham gia một chương trình truyền hình…

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
…và trổ tài uốn dẻo ngay trên sân khấu.

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn

Công chúa thể dục nghệ thuật bỗng dưng nổi như cồn
Xinh như công chúa í nhỉ?
Theo tintuc.xalo.vn

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Bat dau thu ho so tuyen sinh dai hoc tu ngay 153

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi theo hệ thống của các sở sẽ bắt đầu từ ngày 15/3 và kết thúc vào 17 giờ ngày 16/4/2012.



Bắt đầu thu hồ sơ tuyển sinh đại học từ ngày 15/3

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học - Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+

Tại các trường trung học phổ thông, để kịp phát hiện các sai sót của học sinh và nộp về hệ thống của sở, thời gian thu nhận hồ sơ thường kết thúc trước đó khoảng 1 tuần.


Sau ngày 16/4, thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng tổ chức thi. Thời gian nhận hồ sơ của các trường bắt đầu từ ngày 17/4 đến hết 17 giờ ngày 23/4/2012.

Học sinh đang học lớp 12 trung học phổ thông tại trường nào thì nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi tại trường đó.

Các đối tượng khác nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở giáo dục và đào tạo quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi của học sinh đang học lớp 12.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở trực thuộc, các trường không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi trước hoặc sau thời hạn quy định.

Hồ sơ đăng kí dự thi bao gồm một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 (phiếu số 1 do sở giáo dục và đào tạo lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết); 3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của thí sinh; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ cao đẳng của trường đại học cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu đăng ký dự thi số 1.

Như vậy, chỉ còn 10 ngày nữa, việc thu hồ sơ bắt đầu được khởi động. Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin về các trường trước khi đặt bút đăng ký.

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định không tham gia in cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng như mọi năm mà sẽ cung cấp trên website của Bộ. Thí sinh có thể tìm hiểu qua địa chỉ http://www.moet.gov.vn hoặc trực tiếp qua cổng thông tin điện tử của các trường.

Theo Vietnam+

Tìm hiểu thêm:

thí sinh , đầu thu , điều cần biết , dự thi , bộ giáo dục , tuyển sinh , hồ sơ , sơ tuyển , lệ phí , phí đăng ký
Theo tintuc.xalo.vn

Gap co ban mien dat vo gianh giai nhat HSG quoc gia mon Sinh

(Dân trí) - Học giỏi từ nhỏ, từng đoạt nhiều giải cao các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia, Nguyễn Hồng Tú - học sinh lớp 12 Chuyên Sinh, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn, Bình Định) vừa xuất sắc giành giải nhất kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Sinh năm 2012.

Gần gũi, vui vẻ, tự tin và cá tính - đó là cảm giác đầu tiên về Hồng Tú khi chúng tôi gặp cô học trò giỏi giang này. Qua trò chuyện, được biết từ nhỏ, Tú đã học giỏi, rất có ý thức trong học tập. Bởi vậy, suốt từ lớp 1 đến lớp 11, Tú đều là học sinh giỏi, xuất sắc.

Gặp cô bạn miền đất võ giành giải nhất HSG quốc gia môn Sinh
Nguyễn Hồng Tú - học sinh lớp 12 Chuyên Sinh, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn,  Bình Định) vừa xuất sắc giành giải nhất kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Sinh năm 2012.

Bảng thành tích học tập của Nguyễn Hồng Tú khiến bạn bè phải khâm phục. Không chỉ học giỏi, Tú còn giành nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, của quốc gia. Ngay từ ngày học tiểu học, Tú đã đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh. Lên THCS, Tú đoạt giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, trong hơn 2 năm học THPT, Tú giành nhiều giải cao: Hai năm lớp 10 và 11, Tú đều giành Huy chương Vàng kỳ thi Olympic 30/4 toàn miền Nam; lớp 10 đạt giải Nhì môn Sinh vượt lớp 11; giải Nhất tỉnh và quốc gia giải Toán máy tính cầm tay; giải Nhì học sinh giỏi môn Sinh và Máy tính cầm tay tỉnh; lớp 11: giành giải Ba môn Sinh tỉnh Bình Định, giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Sinh vượt lớp 12... Mới đây nhất, Tú rinh về giải Nhất kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Sinh năm 2012.

Học giỏi từ nhỏ, cộng với đam mê học Sinh, Tú cũng chẳng hiểu vì sao mình lại mê học Sinh đến vậy. Nhưng với Tú, niềm đam mê học Sinh chính là con đường đi đến ước mơ trở thành một bác sỹ giỏi trong tương lai gần.

Chia sẻ về bí quyết học tập, Tú cười nói: "Không biết với các bạn thế nào, nhưng với em học và chơi phải bố trí hợp lý. Khi học dù học ở trên lớp hay tự học ở nhà đều phải phải chú tâm vào bài vở, tập trung cao độ. Học sách giáo khoa chưa đủ phải tìm đọc các sách nâng cao, sách chuyên đề mình quan tâm. Nhưng cơ bản vẫn nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa".

Tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm nay, Tú chia sẻ: "Tham gia thi ai cũng muốn mình có giải, giải cao nữa là và em cũng vậy thôi. Tuy nhiên, mục đích đến với cuộc thi là giúp mình có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, trau rồi thêm kiến thức".

Nói về đề thi năm nay, Tú cho biết: "Đề ra dạng tổng hợp kiến thức rất hay, trong một câu hỏi đều ra tổng hợp những kiến thức từ trong SGK đến sách nâng cao, nếu không nắm vững kiến thức SGK thì sẽ không làm được bài".

Ở lớp, Tú giữ vai trò lớp trưởng. Cô bạn còn kiêm chức uỷ viên Ban chấp hành Đoàn trường và tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá và xã hội như: Tham gia học kỳ quân đội, thăm trẻ em làng SOS Quy Nhơn…

Gặp cô bạn miền đất võ giành giải nhất HSG quốc gia môn Sinh
Cô học trò miền đất võ Bình Định rất gần gũi, vui vẻ, tự tin và cá tính.

Nói về cô học trò học giỏi của trường, thầy Phạm Quang Bắc, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhận xét: "Hồng Tú không chỉ là học sinh giỏi toàn diện mà còn năng nổ trong các hoạt động đoàn. Ban giám hiệu nhà trường đang bình xét để kết nạp Đảng cho em".

Giành hàng chục giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia, trước mắt cô học trò miền đất võ Bình Định vẫn còn kỳ thi tuyển chọn đội tuyển thi Olympic quốc tế vào tháng 4 tới đây. Hiện Hồng Tú đang rất bận rộn, miệt mài ôn bài để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này.

Chia tay Tú, chúng tôi chúc em đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới và đạt được ước mơ trên con đường em đã chọn.

Doãn Công

Theo tintuc.xalo.vn

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Ban co dang nham lan giua khiem ton va tu ti

Ngay cả khi bạn đã nắm chắc ngôn ngữ tiếng Việt và sử dụng thành thạo nó trong mười mấy năm nay thì câu chuyện nhầm lẫn này vẫn hoàn toàn có thể xảy ra đấy nhé!
Có tài nhưng thích giấu

Phương (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) rất chăm chỉ học tập. Cô bạn thường xuyên đạt thành tích cao trong những kì thi học sinh giỏi các cấp. Cô bạn còn là lớp phó học tập với nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ bạn bè cùng học tốt. Khi có một tổ chức quốc tế về Việt Nam trao học bổng cho những học sinh THPT đạt thành tích xuất sắc và có nhiều cố gắng trong học tập cũng như các hoạt động xã hội, bạn bè động viên Phương tham gia. Nhưng cô nàng nhất định từ chối vì cho rằng: "Tớ chưa đủ kinh nghiệm, đăng kí thi tuyển cũng sẽ thất bại thôi. Chi bằng không thi còn hơn". Ban đầu, bạn bè còn nghĩ Phương khiêm tốn nên nhiệt tình khích lệ, nhưng mãi vẫn không có kết quả. Phương luôn chui mình trong "vỏ ốc" ở những trường hợp cần sự mạnh mẽ bộc lộ. Rất nhiều cơ hội đã rời bỏ Phương như thế.

Một ví dụ điển hình khác chính là N.A (THPT HQV). Cô bạn có gương mặt khả ái và lực học không tồi. Cả lớp đã nhất trí cử bạn ấy đi thi học sinh thanh lịch cấp trường, nhưng N.A khăng khăng từ chối. Nam, bạn cùng lớp với N.A nói: "Bạn ấy luôn miệng nói rằng nếu đi thi, sẽ không biết ứng phó như thế nào với phần thi tài năng. Là bạn ấy lo vậy thôi, chứ tớ nghĩ riêng khả năng pha chế cocktail ngon tuyệt cộng thêm màn biểu diễn ảo thuật tài ba của bạn ấy đã khiến cả trường phải trầm trồ rồi. Nhiều bạn ở các lớp khác còn chỉ đi thi với tài năng... kể lại một câu chuyện nào đó, không thực sự đặc sắc. Vậy mà N.A luôn từ chối cơ hội thể hiện bản thân mình."

Đã qua rồi rất nhiều cơ hội

Tuấn Anh (THPT CNH) đã từng được thầy cô đưa vào danh sách chọn lựa đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Lý. Cậu bạn nói chuyện với các anh chị đi trước và được biết rằng công việc của thành viên đội tuyển khá vất vả, cần thực sự tập trung và nhất là cân đối thời gian hợp lý, vì có thể bạn sẽ phải đánh đổi cả thời gian ôn thi đại học của chính mình. Thấy vậy, cậu bạn sợ hãi nghĩ rằng mình sẽ không thể đảm đương nổi. Trong bài thi để lựa chọn thành viên chính thức, dù thấy đề hoàn toàn phù hợp với sức mình nhưng cậu bạn chỉ làm vài câu một cách qua loa. Bạn ấy đã không biết được chính xác lực học của mình để rồi vững vàng bước tiếp. Bởi không gì quá khó khăn nếu bạn thực sự cố gắng và có phương pháp học tập đúng đắn, phải không bạn?

Bạn có đang nhầm lẫn giữa khiêm tốn và tự ti?

Lại có chuyện, ở một lớp nọ, cô giáo nhiệt tình giảng bài, trò ở dưới chẳng hề say mê lắng nghe. Cô hỏi: "Các em có gì chưa hiểu cần thắc mắc không?". Cả lớp: "Dạ không" một tiếng thật to. Cô hài lòng bước lên bục giảng tiếp tục với công việc của mình mà không biết rằng, trong số những người vừa đồng thanh ấy, có bao nhiêu người nói thật, bao nhiêu người nói dối. Rất nhiều bạn, vì sợ bạn bè chê cười hoặc thầy cô quở trách mà bằng lòng với những kiến thức "lúc vô lúc không", coi như mình đã hiểu tất cả trong khi chẳng có chữ nào lọt vào đầu. Lý thuyết ngày hôm đó chưa kịp nhập, bài vở khác đã tràn tới và lỗ hổng vẫn còn nguyên. Sẽ ổn thôi nếu thầy cô có thời gian để giúp chúng ta ôn lại tất cả, nhưng sẽ ra sao nếu khoảng thời gian dành cho việc đó là không có và học sinh phải tự giác ôn bài, cái gì không hiểu mới mang lên hỏi thầy?

Thời đại ngày này, học sinh đòi hỏi phải năng động hơn rất nhiều. Thế nhưng nhiều bạn vẫn cứ lặng lẽ đi đi về về, đến lớp mỗi ngày nhưng chẳng khi nào dám thể hiện mình. Dù bạn giỏi hay bạn kém, bạn cũng nên nói ra và tiếp tục nỗ lực. Bởi suy cho cùng, ai dám tự nhận rằng mình giỏi đâu, đúng không?

Ở nhiều nơi, sự tự ti là điều kì thị

Có thể bạn đã được dạy về hai từ khiêm tốn và tự ti. Khiêm tốn mang ý nghĩa tích cực, còn tự ti mang ý nghĩa tiêu cực. Người thông minh không bao giờ tự cao, luôn biết cách để khiêm tốn. Song khiêm tốn đúng mực là là một câu chuyện khác.

Hãy dũng cảm bộc lộ những điểm thuộc về bản thân mình, cả tốt và xấu. Điểm tốt cần được khen ngợi, khích lệ và động viên, trở thành tấm gương cho nhiều người khác. Điểm xấu để biết mình không hoàn hảo và cần cố gắng hơn nữa, bạn nhé!

Đừng để một ngày nào đó, bạn ngỡ ngàng nhận ra, đã bao nhiêu cơ hội sửa chữa và thay đổi vuột qua tay mà không hề hay biết!

Theo tintuc.xalo.vn